Chuyện Bầu Cử: Trái, Phải Ta Đi Bên Nào?
-
Đúng
đấy! …
Sau mấy năm ngồi ghế TT HK đầu ông nào cũng
bạc trắng. Nói đùa một chút, lãnh công việc nặng nề muôn mặt như thế, nếu chỉ nhờ
nghề ngón bản lĩnh, ăn nói tinh ranh, ngụy biện luột sổ sách hoặc như người ta
thường bảo như chuột chạy ống tre, thì chắc sẽ rụng răng sớm không chừng. Bà
Clinton dưỡng sức được gần 4 năm sau khi mãn nhiệm bộ trưởng ngoại nhưng không
biết sức khỏe còn đủ để chạy công việc coi bộ nặng hơn sức của mình không? Còn
ông Trump vừa gác việc điều hành doanh nghiệp, ngưng tung hoành khắp nơi thì nhảy
vào vận động trường ngược xuôi tranh cử. Ông còn có bà vợ người mẫu vừa trẻ vừa
đẹp và đứa con vị thành niên, xem ra ông còn thừa nghị lực và sức khoẻ để làm
việc nếu cô vợ không đanh đá.
Ở Mỹ mỗi lần mùa bầu cử đến, cả nước rộn
ràng cứ như là vào mùa gặt; truyền thông cả trong sạch và bẩn thỉu như lời ông
Trump đều có dư chuyện để làm. Khắp nơi trong nước kèn trống tưng bừng, phóng
viên, người phát ngôn, phân tích gia, bình luận gia… ráo riết khai thác tin tức,
kẻ binh người chống bên này bên kia, tha hồ bóp méo hay vo tròn. Ứng cử viên mỗi
người một vẻ, có đường lối lãnh đạo và cách vận động khác nhau. Kết quả một bên
sẽ thắng trọn vẹn và một bên sẽ phải đầu hàng trong danh dự, nhận phần mất trắng
vô điều kiện vì không có lô an ủi. Quốc dân bất kể đi theo dòng nào,bên trái,
bên phải, hay đi nghênh ngang giữa đường sẽ cùng được hay cùng mất trong những
năm sắp tới và có khi cùng nai lưng rán tiếp tục gánh hệ quả do chính sách sai
lầm… Ta đứng trên lề cùng đảo quanh xem thiên hạ mần ăn thế nào: Thứ nhất xem
hiện tình đất nước xem có gì cũ có gì mới, thứ hai là đường lối vận động của ứng
viên và thứ ba, xem đức độ, tài năng và những nét căn bản trong chính sách của họ
để chọn tương lai nào cho con cháu ta qua lá phiếu. Nào chúng ta vào đề ngay
thôi:
1.
Hiện tình đất nước
nhiều thay đổi thuộc tính cơ bản về xã hội, văn hoá, kinh tế, y tế …Cứ để tiếp
tục cái đà thay đổi như trên cho đến khi có một tương lai khác hay thắng lại,
giữ gìn nền tảng vững chắc văn hoá, đạo đức của xã hội, kinh tế tự do tư bản và
giềng mối tạo an bình ưu tiên cho nước Mỹ, người Mỹ.
Thế gian hễ có cái hư thì có cái nên đi kèm,
có bên trái thì có bên phải, có sai lầm, đổ nát thí ắt có sửa chữa, có lối tối
tăm thí ắt có con đường sáng để theo, có bất thiện thì ắt có phục thiện, duy có
điều người ta có chịu làm hay không. Chuyện gì cũng có đầu có đuôi. Theo thứ tự
thời gian, từ hành vi đạo đức suy đồi ngay ở nơi tôn nghiêm nhất của TT Clinton,
an ninh kém lo xa, tổ chức khủng bố lớn lên tấn công (9/11) khi TT Bush mới nhậm
chức có mấy tháng, chiến tranh tiêu diệt kẻ thù và phát triển dân chủ, dân Mỹ
có thói quen thích thay đổi, ngán chiến tranh và thêm cuộc khủng hoảng tài
chánh 2008 bất ngờ trở nên lợi thế giúp Tổng Thống thứ 44 đắc cử. Lên nắm quyền,
ông rút hết quân ở Iraq theo lời hứa chính trị trong lúc chính phủ dân chủ Iraq
còn non nớt; thời gian đầu có cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, nay là ứng viên
TT của đảng dân chủ rồi đến hai nhiệm kỳ TT thứ 44 gần 8 năm sắp qua. Khi vận động
ở nhiệm kỳ thứ nhất ông có biểu trưng là “Thay Đổi Chúng Ta Cần”(“Change We
Need”) hay “Thay Đổi Chúng Ta Tin” (Change We Believe In). Thay đổi chỉ có
nghĩa là làm cho khác đi mà thôi. Có lẽ
một nhiệm kỳ chưa đủ nên người Mỹ cho ông giữ ghế tiếp nhiệm kỳ hai để chờ hưởng
kết quả cho trọn vẹn. Nhiệm kỳ hai sắp mãn, không biết đổi thay như trước mắt
đã đủ chưa? Và khẩu hiệu cho nhiệm kỳ
hai là “Cứ Tiến Về Phía Trước” (*“Forward”). Không biết thật hư thế nào nhưng
lúc ấy mạng truyền thông nghi ngờ nguồn gốc của khẩu hiệu ấy tiêu biểu như báo
điện tử TheBlaze.com (May 03/2015). Đến nay vì những khó khăn trước mắt ắt có
người sẽ dừng lại và tự hỏi không biết bây giờ đã đến đích chưa? Nhà cầm quyền
VN cũng nằm lòng khẩu hiệu tương tự trong 16 chữ vàng mà TC đã cho: “Hướng Tới
Tương Lai” không ai chịu hỏi và không ai biết họ dắt đồng bào Vn đến tương lai
nào và nay đã đến hay chưa. Ông cũng đã nói trước ngày bầu cử: “We are five days away from*fundamentally transforming
the United States of America”. (Fundamentally = at the most basic level = tận
căn; transform = change the nature, function or condition of; convert = biến đổi)
(lên google sẽ thấy). Không rõ lời hứa này được thực hiện đến đâu rồi. Hiện
tình đất nước, xã hội Mỹ như hiện nay không biết đã được chưa. Dù chưa tới bến
thì cũng phải dừng bỡi theo Hiến pháp mỗi người chỉ có thể làm TT tối đa là 8
năm, ngoại trừ trường hợp người đắc cử tiếp theo hứa theo đường cũ thì khỏi bàn
đúng sai, nếu người kế tiếp có đường lối
khác thì may mắn có cơ hội lọc lại, thấy điều sai thì sửa, thấy hay thì cộng,
thấy tệ thì trừ, “bổ bất túc, tổn hữu dư” để lấy lại quân bình theo định luật tự
nhiên và theo thời đại mà đổi mới, khiến cho vững vàng và văn minh thêm ra. Người
viết không dịch và không có ý kiến vì khả năng có hạn hoặc không khéo bị hiểu lệch
lạc, phe phía; quí vị bạn đọc hãy chịu khó tìm hiểu. Khi đã đắc cử, trong suốt
thời gian qua, ông TT này thường nhấn mạnh
phải “fare share, fare shot”, hay ta thường nghe “equal work, equal pay; equal
time, equal pay”, làm giống nhau trả lương bằng nhau, giờ làm bằng nhau trả
lương bằng nhau…, và bị phía Cộng hoà chỉ trích là kích động chiến tranh chia rẽ
giai cấp (class warfare) bỡi ở HK không có chính sách kỳ thị lương bỗng mà theo
lẽ công bằng đã và đang có là cơ hội bằng nhau cho mọi người, chức trách khác
nhau thì lương bỗng khác nhau, cơ hội bằng nhau nhưng kết quả không thể bằng
nhau và không thể san bằng kết quả theo số giờ làm. …
Và trước mắt chúng ta, kết quả là hiện tình
đất nước: về kinh tế, dựa vào con số thống kê, tuy nạn thất nghiệp nói rằng giảm,
lẽ ra người dân hồ hỡi lắm nhưng chưa, nếu bình tĩnh hỏi xem nhà nhà sung túc hứng
khởi như trước chưa sẽ rõ. Tiệm, quán vẫn còn đóng cửa khắp nơi, khí thế chưa
có gì khởi sắc. Chỉ số thất nghiệp đã để lọt sổ người mất việc lâu năm không
còn nằm trong danh sách hưởng tiền thất nghiệp. Kinh tế gia đình còn chật vật
khó khăn. Nhìn các ngành phục vụ thì biết; đơn cử như trang trí nội thất hay
phong cảnh là ngành trên nhu cầu thiết yếu ngày nay gần như không gượng dậy nổi
bỡi còn chật vật, túng thiếu người ta trở nên dè sẻn lo ăn no mặc ấm trước và
gác lại việc làm đẹp để ngắm. Sự bất an về đời sống vật chất kéo theo sự thay đổi
phong cách sống hào phóng của ngời Mỹ. Con số người phải rơi vào walfare, food
stamp tăng đến mức đáng lo ngại – 45,4 triệu người vào đầu năm nay (factchect.org).
Thêm vào đó chương trình anh sinh xã hội còn phải cõng cả hàng triệu di dân bất
hợp pháp trong khi Mỹ đang mắc nợ đến ngập mũi, con số kỷ lục gần 20 ngàn tỉ,
gia tăng gần gấp đôi trong thời gian 7-8 năm qua (Washington Time Nov. 1/2015).
Gánh nặng này đang trên lưng con cháu và cả chúng ta. Về quân sự, quốc phòng
thì bị cắt giảm đến mức đáng ngại. Về an ninh thì từ khi Mỹ co cụm, yếu kém, khủng
bố được dịp hoành hành khắp nơi trên thế giới kể cả trong nước; người dân không
tránh khỏi lo sợ, người làm chính trị thì cứ tiếp tục vung chiếc đũa thần ‘phải
đạo chính trị’ đã hết linh (political correctness/ Vũ linh dịch) ngày càng quá quắt
đến mức khiến người dân ngao ngán, mất tin tưởng và tức giận. Về văn hoá thì khỏi
nói, ngày càng pha trộn chứ không phải là hội nhập, và ai cũng thấy giá trị và
hình thái gia đình đang lung lay và suy biến. Nhóm tả khuynh dân chủ được đà
đòi thêm cả tự do ma túy như marijuana; đạo đức có nguy cơ suy đồi, tệ nạn xã hội
manh nha, nạn chia rẽ chủng tộc như được khai thác, kích phát thêm mỗi khi có sự
cố xảy ra, thậm chí trước khi người ta hiểu rõ ngọn ngành… khiến công việc của
cảnh sát đã nặng nề ngày càng khó khăn hơn, nhiều cảnh sát bị phục kích mất mạng…
Nhìn chung toàn thể bức tranh xã hội, khiến đa số mất niềm tin và niềm tự hào
như trước. Nghĩ đến lời nói của *Stalin (nếu đúng, dưới đây) mà người ta không
khỏi lo sợ cho tương lai của đất nước này.
Cái gì
sinh ra cũng có lý do của nó. Chính từ hiện tình xã hội nói trên mà chính trường
Mỹ đẻ ra hai ứng viên chưa từng thấy trong lịch sử chính trị HK, Trump và cụ
Sander; hai người có đường lối trái hẳn nhau:
Ứng viên lạ lùng đầy kịch tính chưa từng thấy
là ông Trump theo đường lối SỬA-TRỊ tức là chữa lại những sai lầm, đổ nát, nắm
chặt lại mọi giềng mối tốt đẹp và xây dựng lại an bình thịnh vượng vĩ đại như
xưa với lời hứa đặt quốc gia dân chúng Mỹ lên hàng đầu, và làm cho Mỹ vĩ đại trở
lại: “American First” , “Make America Great Again”.
Còn cụ Sander thì theo đường lối có thể nói
là BUÔNG THEO tức là sẵn hiện tình đất nước như đất đã có màu mỡ thuận lợi cho
hạt giống xã hội chủ nghĩa, ông kêu gọi xuống đường làm cuộc cách mạng chính trị
(Political Revolution). Ông tự xưng là người ngoài hệ thống chính trị trong khi
ông là chính trị gia nhiều năm ở Thượng viện. Ông theo xu hướng xhcn - người Việt
không lạ gì vì ít nhất ai cũng đã một lần nếm thử xhcn rồi. Một khi xã
hội, đất nước rối ren vì chia rẽ giàu nghèo hay chủng tộc, kinh tế lụn bại, dân
trí sa sút, mất tự tin, lo sợ và phải nương dựa vào chính phủ thì miền đất trở
nên màu mỡ để hạt tư tưởng đầu hàng và
dựa dẫm nẫy mầm và phát triển. Cứ như
là đường đã dọn, theo đà ấy, cụ xã nghĩa Sander ứng viên được số phiếu ngang ngữa
với bà Clinton. Ông đã nói, tạm dịch là: Theo
tôi dân chủ xã hội chủ nghĩa tức là dân chủ. Điều đó có nghĩa là tạo nên một
chính phủ đại diện cho tất cả chúng ta, không chỉ riêng cho người giàu có nhất
trong nước. *(“To me, democratic socialism means democracy. It means
creating a government that represents all of us, not just the wealthiest people
in the country”). Nghe thì hay nhưng không thật
vì ở HK làm gì có chính phủ chỉ đại diện cho một giới giàu có! Và ông gọi cuộc
vận động của ông là phong trào ‘Cách mạng
chính trị’ (Political Revolution). Cách mạng là thay đổi, có phải ông muốn thay
luôn chế độ tự do tư bản không, còn sớm để xác định. Nhưng ông hứa hợp pháp hoá
marijuana, tăng thuế công ty và người giàu - không biết mức nào thì bị coi là
giàu để đánh; cho không học phí và chi phí bảo hiểm sức khoẻ… nhưng không nói
tiền ở đâu ra mà cho, có phải sau khi đập nhà băng lớn như ông nói (break up
the big bank) hay không thì chưa biết. Duy có điều mới lạ là như chiếc phao đã trồi lên mặt nước, tư tưởng XHCN đã bắt đầu manh nha ở HK và được số
lượng khá lớn quần chúng ủng hộ. Vì sao nên nỗi? Hầu hết mọi thứ đều
do con người làm ra chứ không phải do ông trời giáng xuống cho mùa màng được mất. Hễ chịu nhìn
thì thấy, nghĩ thì biết.
Phải chăng vận hạn của HK chưa đủ bỉ cực? Và liệu khi đuợc sự ủng hộ của
ông xã nghĩa ấy, bà Clinton có nghiêng thêm, hay nghiêng hẳn hay nghiêng chút
chút để lấy hết phiếu của người ủng hộ XHCN. Nếu không thì e rằng có một số bỏ
đi ủng hộ ông Trump chỉ để hả giận. Thôi thì tốt nhất là để đọc giả xem toàn thể
bức tranh mà tự suy gẫm và thưởng thức trước tương lai nào mới là của mình.
Xem ra người Mỹ, ai muốn tiếp tục
theo đà thay đổi về hướng trao quyền cho chính phủ nhiều hơn, dựa vào chính phủ
nhiều hơn, thay đổi truyền thống văn hoá, theo hướng kinh tế, chính trị xã
nghĩa thì chắc họ sẽ bầu cho bà Clinton vì ông cụ xã nghĩa nay đã đem chính
sách xã nghĩa của mình hợp tác với bà.
Phía Cộng hoà thì khác, có cánh Conservative, đảng Dân chủ cũng có nhưng
ít hơn. Cộng
hoà vẫn muốn duy trì giềng mối đạo đức xã hội, truyền thống văn hoá đang có và nền
tự do tư bản. Họ rất dè dặt cân nhắc thận trọng giữ gìn nguyên tắc căn bản là tự
do tư bản, chính phủ nhỏ, thuế thấp, ít luật lệ ràng buộc thì dân sẽ ấm no, khá
giả, dân được như thế thì kéo theo xã hội an bình và mạnh về mọi mặt như “phú
quí sinh lễ nghĩa”. Khi có điều cần thay đổi, họ vẫn không làm mất đi nền tảng ấy.
Ấy thế mà Cộng hoà thường bị cho là đảng nhà giàu thậm chí khi người chê chưa hề
biết những điều này! Tiếng Việt người ta hay
dùng từ “bảo thủ” để chỉ khuynh hướng đó. Nghe đến bảo thủ người ta thường có
ác cảm ngay khi chưa hiểu thế nào là Conservative. Nhân đây có lẽ chúng ta nên
hiểu thêm về Conservative: (adj) desiring to preserve existing institutions,
and thus apposed to radical changes ; disposed to preserve existing
conditions, institutions, etc., or to restore traditional ones, and to limit change, cautiously moderate or purposefully low.
Như vậy theo đúng nghĩa tiếng Anh conservative tức là có ý muốn duy trì các định chế hiện đương thời, chống những thay đổi thuộc nền tảng; có khuynh hướng duy trì những điều kiện, định chế hiện tại vân vân hoặc phục hồi những truyền thống và hạn chế thay đổi; cẩn thận về mức độ và có chủ ý thấp. Bảo thủ theo
từ nguyên gốc Hán là giữ gìn tiết
tháo, đức hạnh; duy trì những gì tốt đẹp đã kinh qua đời sống, tương quan xã hội
mà tồn tại; khi gặp việc phải thay đổi thì dè dặt, thu nạp những cái mới nhưng
vẫn giữ nguyên tắc là không làm mất đi nền tảng tinh hoa đã thủ đắc và không
làm hại đến tương lai lâu dài.
Xem ra
người Mỹ, ai muốn giữ gìn truyền thống văn hoá, giá trị gia đình, không đồng ý
hợp pháp hoá ma túy, không phá thai tùy thích, yêu tự do tư bản, giảm thuế, ít
luật lệ ràng buộc, thích tự vươn lên với hy vọng tự đứng trên đôi chân của
mình, thoát ly khỏi cảnh dựa Uncle Sam… và nhất là thắt chặt an ninh bất chấp
những lời chỉ trích phi thực tế kiểu chính
trị thì chắc chắn họ sẽ bầu cho Trump.
2.
Vận động bầu cử:
Chừng như có hai lối, lối truyền thống và lối đột phá tự do
Theo truyền thống, hầu hết ứng cử viên đều
theo lối chưng dẫn kinh nghiệm, và chính sách của quốc gia do mình sẽ lãnh đạo
về đối nội và đối ngoại, về kinh tế, quốc phòng, về an sinh, bảo hiểm sức khoẻ …
có người cố đưa ra kế hoạch và những con số chính xác trên mạng lưới “www
...com” và mời gọi người xem để chứng tỏ mình thông hiểu tình hình, có khả năng
lập kế hoạch và lãnh đạo. Ngoài ra, có vị còn cố làm ra vẻ gần gũi với dân, giống
như họ, thương yêu họ; có khi phô diễn lố bịch vụng về những cử điệu chưa từng
làm.
Bà
Clinton cũng vận động theo truyền thống. Từ lúc chưa tuyên bố tranh cử bà đã được
coi như là ứng viên bất khả chiến bại của đảng dân chủ và chỉ chờ đảng chính thức
đề cử và nhiều người tin như rằng chiếc ghế TT đã dành sẵn cho bà. Truyền thông
cánh tả ra chiều đắc ý như ăn chắc White House sẽ thuộc về mình. Không ít người
Việt-Mỹ cũng hỉ hả tán dương như thế kể cả những vị chưa biết gì cả về khả năng
thực sự và tư cách đạo đức của ứng viên. Một vài người cũng ra tranh cử nhưng
chẳng khác gì làm nền cho bà được nổi bật thêm lên rồi biến đi không kèn trống.
Chỉ còn ông cụ xã nghĩa Bernie Sander với khẩu hiệu: “Một Tương Lai Để Tin Tưởng”,
(A future To Believe In) ông theo bà Clinton sát nút bằng những lời hứa hạ người
giàu, đập các nhà băng lớn và cho không nhiều thứ. Ông không chịu xuống ngựa và
đòi đeo mãi cho tới ngày đại hội nhưng rồi cuối cùng đem chính sách xã nghĩa của
mình hợp tác ủng hộ bà Clinton.
Ông Trump là nhân vật không giống ai, chưa
bao giờ làm chính trị, ông đã làm cuộc phiêu lưu đột phá. Khi được hỏi đến chính
sách, ông chỉ trả lời một cách khái quát lặp đi lặp lại xoay quanh cái khẩu hiệu
rất mới mẻ và ăn khách của mình: “LÀM CHO NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI TRỞ LẠI” (Make America
Great Again)đặc biệt là ông nghĩ gì nói nấy, không cần phải rụt rè khiêm tốn,
ông không ngại tự hào rằng ông thông minh, có thừa tài năng và kinh nghiệm giải
quyết mọi vấn đề để chỉ mang thắng lợi về cho đất nước và cho dân Mỹ. Theo lời
ông, ông ra tranh cử chỉ vì thứ nhất nhìn thấy đất nước đi vào bế tắc, ngày
càng suy về mọi mặt, do người lãnh đạo thiếu khả năng … như đã nói ở phần một, khiến
nước Mỹ suy đồi mọi mặt, không còn thắng ai; thứ hai ông thành công và giàu có
nhờ cơ hội đất nước này cho ông, nay ông đền đáp lại cho đất nước và có thể ông
không cần lãnh lương. Ông tuyên bố tự bỏ tiền túi ra vận động, không cần tiền của
giới tài phiệt, không ai mua chuộc ông được. Ông bị chỉ trích rất nặng nề từ mọi
phía rằng không có kế hoạch, không có gì cụ thể, làm xấu hổ đảng Cộng hoà, lãnh
đạo không phải diễn tuồng vân vân… kể cả những lời mắng thậm tệ nào là lừa gạt,
là thằng hề, là thiên lôi, hay chàng ngốc … Thiên hạ cánh trái nhiều hơn cánh phải được
dịp hả hê chê cười; có khi chuyện của ông được đem ra chế giễu làm hương vị
trong các cuộc say sưa chè chén thêm đậm đà và người ta chờ xem không bao lâu nữa
ông sẽ bị hạ như thế nào! Nhìn qua, ông rỗng tuếch, không có gì cả nhưng suy
cho cùng chỗ không mới là chỗ ẩn tàng nhiều thứ, nhất là những thứ làm người ta
ngạc nhiên và cái diệu dụng của nó là không dễ gì quật ngã. Sự đời hễ vuông thì
bị chặt góc gò tròn, hễ tròn thì bị bóp cho méo mó không phải sao? Lên võ đài
mà cho biết ta sẽ đánh võ quyền gì thì ta tự đầu hàng một nửa rồi. Nhũng như nước
hay cứng như thép đều mạnh nhưng quan trọng là lúc nào sử dụng và sử dụng như
thế nào. Quả thật Trump đã làm cho thiên hạ thay đổi từ khi rẻ, nhạo báng và chờ
xem ông ta thất bại đến kinh ngạc và lo sợ, từ tỉ lệ ủng hộ chỉ có chừng 2% đến
hạ hết 16 ứng viên nặng ký có kinh nghiệm sâu dày, phô diễn tài năng diễn thuyết
thao bất tuyệt trước ống kính không cần máy teleprompter như TT Obama. Cho đến
nay ông là đối thủ đáng gườm, không phải dễ thắng đối với ứng viên gạo cội của
cánh tả như người ta tưởng! Nhờ đâu ông Trump tiếp tục thắng? Chỉ có những ai
không chấp trước, không thiên kiến mới có thể nhận thấy và đoán được Trump
không dễ bị hạ chút nào bỡi tiếng nói của ông chính là tiếng nói trung thực của
đa số thường dân nói lên chứ không phải của giới chính trị từ trên nói xuống…
·
Vài nét về chính
sách
Về di dân, bà Clinton đòi tăng con số bắt đầu
nhận di dân Syria từ 10 ngàn mà TT Obama đề xuất lên đến 65 ngàn trong khi theo
cơ quan an ninh Mỹ chưa có cách thanh lọc; bà và truyền thông cánh tả cực lực
phản đối đề nghị của ông Trump và sơn phết rằng ông Trump là kỳ thị Hồi giáo.
Ông Trump là người đầu tiên nói thẳng và vẫn giữ lập trường chắc cú là ngưng nhận
di dân từ các nước Hồi giáo có lịch sử khủng bố CHO ĐẾN KHI có biện pháp thanh
lọc cụ thể. Các vụ khủng bố ở Sanbernadino (Dec.2/15), Orlando (Jun 13/16) và
cá vụ ở Pháp và những rối loạn ở Đức đã chứng tỏ lời ông Trump là có sao nói vậy,
cần gì nói nấy chứ không chính chị chính em gì cả.
Về di dân bất hợp pháp, biên giới phía nam lỏng
lẻo, di dân lậu tràn qua biên giới ngày càng nhiều. Nhất là trong 7-8 năm qua
chính sách của TT bị chỉ trích nặng nề là đã mời gọi người vượt biên bất hợp
pháp. Trong nước thì người di bất hợp pháp được số người chính trị bên trái dùng
phải đạo chính trị đòi gọi là không có giấy tờ thay vì gọi là
bất hợp pháp (undocument instead of illegal immigrants). Di dân lậu ngày
càng được đà lên nước đến mức đòi bỏ chữ “I” ở đầu chữ “illegal” để hợp pháp
hoá. Mỗi khi biểu tình người ta còn mang cả cờ nước của họ, cờ Mỹ có lần bị đốt,
xe cảnh sát bị đập phá…! Tuy đa số di dân lậu làm những việc mà ít người Mỹ chịu
làm nhưng gánh nặng về an sinh xã hội mà công dân Mỹ phải cõng không phải là
ít, chưa kể tới những vụ tội phạm tổn hại cả nhân mạng. Bên kia biên giới cũng
mắc nạn không nhỏ. Di dân khắp nơi trên thế giới, không rõ lai lịch tràn về tấp
ở các thành phố Mễ gần biên giới. Họ ở đó chờ cơ hội tuôn qua Mỹ. Tệ nạn xã hội
kể cả băng đảng, ma túy, giết chóc làm đời sống cư dân rối ren. Tiền bạc mà họ
mang tới không đủ để bù lại cuộc sống bất an và tập tục văn hoá bị tàn phá. Vấn
nạn này kéo dài cả hai bên qua nhiều đời TT và ngày càng tệ hại; chính trị gia
dường như bất lực loanh quanh với mớ ‘phải đạo chính trị’ (political
correctness) cũ mèm.
Cách
giải quyết của bà Clinton là cùng nhau đạp dẹp mọi rào cản (Together we can
break down all barriers) trong khi ông Trump đòi giải quyết một lần cho xong. Tự
tin, bất chấp những màu mè người ta sơn phết nào là kỳ thị, phát-xít…, ông
tuyên bố và kiên định với những gì ông nghĩ và với lập trường sẽ XÂY TƯỜNG dọc
biên giới dĩ nhiên là có CỔNG và nước Mễ sẽ chi. Là người làm kinh tế ông tin
vào kinh nghiệm và tài năng của mình, dựa vào lợi ích kinh tế thiết thực mà
thương thảo. Suy cho cùng, bức tường có lợi cho cả hai bên cả về nhân đạo, an
ninh và kinh tế, quan hệ sẽ từ đó mà thay đổi theo chiều hướng lành mạnh và bền
vững hơn là chắp vá,tạp nham như bây giờ, đời sống hai bên sẽ an bình, ổn định
hơn, người Mễ được lợi ích hơn các nước khác vì chỉ có di dân hợp pháp Mễ mới hiên
ngang đi bộ sang HK qua cổng chính. Mặc cho Trump nhiều lần khẳng định rằng ông
hoan nghênh di dân nhưng đất nước có luật, di dân phải hợp pháp, truyền thông một
lề cứ việc sơn phết ông Trump kỳ thị di dân trong khi chính vợ ông cũng là di
dân và mặc dù nói tiếng Anh còn chưa chỉnh giọng bà cũng ra phát biểu trước đại
hội đảng!
Khi được hỏi về thiết lập hoà bình giữa
Isreal và Palestine, ông nói ngay là ông đứng trung lập (neutral). Thế là trống
kèn nổi lên inh ỏi, ông nhận chỉ trích từ mọi phía rằng ông đã sai lầm nghiêm
trọng vì không chịu đúng về phía đồng minh thân cận Isreal! Suy cho cùng đó là câu trả lời thông minh.
Khi đã chắc Isreal là bạn mạnh hơn đối thủ của họ mà nói như thế không phải đã
có ngụ ý bên vực rồi hay sao – tôi đứng yên, bạn có quyền tự vệ! Sau đó bị vặn
tới mức, ông mới trả lời là không phải ông ghét Do Thái giáo mà vì ông muốn có
cơ hội đám phán. Nếu đã khẳng định chỉ theo một bên thì mất ghế trọng tài! Hơn
nữa ông còn xì ra là ông có thằng rễ và cháu ngoại đạo Do Thái. Thiên hạ lại im
lặng!
Về bảo hiểm sức khoẻ, bà Clinton vẫn theo
chính sách cũ của TT Obama, ông Trump hứa thay đổi bằng chính sách khác dĩ
nhiên là phải cùng nghiên cứu soạn thảo, chẳng hạn cho các hảng bảo hiểm cạnh
tranh xuyên ban để có giá thấp không làm ảnh hưởng chất lượng phục vụ của ngành
y và thuốc men, không làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm và lợi tức của giới
công nhân hay trung lưu như chánh sách Obmacare. Theo ông chính sách bảo hiểm
hiện nay có nhiều điều bất lợi, khiến giới chủ nhân phải cắt giảm việc làm, giờ
làm và công nhân, giới trẻ phải trả nhiều hơn được phục vụ.
Về tự do mậu dịch, ông Sander từng chỉ trích
bà Clinton là bà bỏ phiếu hầu hết các thoả ước tự do mậu dịch, bà ủng hộ TT
Obama về TPP nhưng khi Công đoàn Lao động không ủng hộ thì bà đổi ý. Còn ông
Trump dĩ nhiên là không tự trói như đối thủ đánh bậy vào lỗ hổng vì hơn ai hết,
ông là người làm business, không giao thương tự do thì doanh thương làm sao sống
được! Ông ủng hộ tự do mậu dịch nhưng theo ông, mỗi mỗi đều phải có thắng lợi mang
về cho đất nước và dân Hoa Kỳ. Ông sẽ rà xét và thương thảo lại để đạt được mục
tiêu ấy.
…
…
·
Về đức độ để làm
gương cho trăm họ:
Clintons
là gia đình có tên tuổi, Trước khi làm TT ông là Thống đốc tiểu bang Akansas,
bà là TT phu nhân, là thượng nghị sĩ ở New York và sau cùng là bộ trưởng ngoại
giao HK trong nhiệm kỳ đầu của TT Obama. Ông bà có một con gái duy nhất tên là
Chelsa Clinton. Có nhiều tin khó nghe, vào đây quí vị sẽ thấy hình bìa nhưng
phải mua mới xem được tin bên trong: National Enquirer Nov. 2 2015 (gía khá đắt)
Không ai phủ nhận ông bà là người có chức vụ
cao, ông có tài lãnh đạo, bà cũng rất khôn lanh và có bản lĩnh nhưng tài lãnh đạo
thì chưa có thể chứng minh được vì lãnh đạo quốc gia như điều hành cả guồng
máy. Hễ yếu thì máy lái người chứ không phải người lái máy. Về phẩm chất đạo đức
nhân sự của ông và bà thì không cần phải chứng minh gì cả bỡi tất cả đã nổi cộm
trên truyền thông từ thời ông làm TT và của bà ngay ở hiện tại. Tất cả đều là sản
phẩm của ông bà, cả lời nói và hành vi đều được xác nhận rõ ràng trắng đen. Phần
của ông trước Toà án tối cao và Quốc hội; phần của bà thì FBI và Quốc hội chứ
không phải âm mưu của ‘thế lực thù địch’ nào cả. Của ông là vụ sách nhiễu tình
dục nhiều phụ nữ tiêu biểu như vụ kiện của cô Paula jones, và sau cùng lớn nhất
là vụ scandal tình dục bất chính ngay ở nơi tôn nghiêm nhất nước (White House),
làm thay đổi bất lợi cho cuộc đời của một cô bé mới vào tuổi đôi mươi đầy hy vọng.
Vụ này khiến ông bị truy tố; ông một mực từ chối, quí vị dân chủ chân chính
dùng uy tín của họ ra bảo đảm trước công chúng còn bà Clinton thì chụp mũ Cộng
hoà: “âm mưu lớn của cánh hữu” (Vast right-wing conspiracy), nhưng cùng đường
khi tất cả đều ra ánh sáng buộc ông phải nhìn nhận hành vi sai trái của mình
sau khi ngoảy ngoảy ngón tay khẳng định trước công chúng trên TV là mình không
làm. Thật là tội nghiệp, đắng miệng cho những người tin ông mà hy sinh mặt mũi
và điều này ảnh hưởng đến uy tín của đảng dân chủ không ít. Đoạn phim *“I did not have sexual relationship with
that woman, Miss Lewinsky” vẫn còn trên mạng như chiếc bóng ma quái cứ lảng
vảng bên ông mãi! Riêng bà, thì vụ bốn người Mỹ ưu tú chết ở Sứ quán Benghazi
(9/11) khi cầu cứu bà không được, rồi bà và đồng sự cùng đổ cho kẻ làm phim
trên internet phỉ báng Hồi giáo trong khi đó lại nói với gia đình riêng là do
khủng bố. Tiếp theo là vụ email gồm những gì bà tự hành động sai phạm tèm lem
trong khi nắm giữ tài liệu mật của đất nước và lời bà nói tiền hậu bất nhất
không thành thật. Ở đời hễ làm sai gian thì tiếp theo là nói dối. Ngay sau khi
giám đốc FBI đề nghị không truy tố và ông đã nói bà đã “extremely careless” thì
ông phải ra điều trần trước Quốc hội. Dường như ông ở thế chẳng đặng đừng nên
phải để cho quốc dân luận tội chứ không hẳn là giúp bà Clinton. Buổi điều trần
xem hay hơn phim Bao Công xử án, bên biện hộ chỉ trích không ăn nhập gì với lý
lẽ rành rành minh bạch cho thấy chính bà dấn thân vào chỗ pháp luật không cho
phép (xem links TV chính phủ CSPAN 3 dưới đây). Làm bộ trưởng, chỉ có một
ngành, một ngành có quan hệ đến vận mệnh quốc gia mà để lại hệ quả khiến bao
nhiêu người vất vả điều tra, dọn dẹp đến nay chưa xong, không biết có rò rỉ chỗ
nào và nếu có thì hệ quả sẽ ra sao. Ôi thôi, quốc dân chỉ còn cách chờ xem...
Người hiểu đạo lý thường thì “Công thành
thân thoái” làm việc hiến thân cho dân cho nước xong thì trở về ẩn dật sống đời
nhàn nhã, việc đời để cho thế hệ kế tiếp lo toan, chứ không lẩn quẩn mãi xưng
công làm cho người ta khó làm việc. Không biết các đời TT trước thế nào, người
viết chỉ biết từ thời TT Carter, Regan, Bush cha, Bush con họ đều như thế, rút
lui triệt để, im hơi lặng tiếng sau khi mãn nhiệm. Duy chỉ có gia đình TT Clinton thì kỳ lạ khác
thường, đã có lịch sử ít ai có, ông đã từng làm khổ cho các vị dân chủ chân
chính phải dùng uy tín của mình bao phen vất vả, uốn lưỡi bào chữa, nay lại đến
phiên bà. Thật tình mà nói, làm sao họ không khỏi thấy đắng! Ông bà cứ mãi khổ,
quanh quẩn mấy mươi năm như không đành rời chiếc “ngai” WH trước mắt, lẽ ra ông
bà nên chừa đường cho những tài năng mới của đảng dân chủ ở thế kỷ 21 đi lên. Nếu
chỉ tin rằng hàng triệu người đảng dân chủ không ai có tài đức hơn ông bà thì không còn gì để nói!
Xem
ra, dù sao thì cũng đã, trong kỳ bầu cử có nhiều chuyện lôi thôi chưa từng thấy
và đặc biệt này, chắc người Mỹ sẽ phải suy nghĩ chín chắn hơn để chọn tương lai
nào cho họ và cho cả con em. Tin rằng ai cũng muốn con cháu thành tài, nhưng ắt
hẳn không ai muốn chúng theo gương đạo đức của ông bà Clinton. Người Mỹ nào thoả
mãn và muốn tiếp tục chính sách của TT Obama, thêm vào đường hướng xã nghĩa của
cụ Bernie Sander góp vào và không cần nghĩ xa là vì sự vật không chỉ dừng ở một
điểm, và bất kể quá trình và khả năng
làm việc đã qua, bất cần tư cách đạo đức của ứng viên thì họ sẽ bầu cho bà
Clinton.
Clinton là gia đình từng nắm quyền lực lớn
trong chính trị không phải như gia đình ông Trump. Ông Trump giàu có do tự tay
làm ra nhờ đầu tư kinh tế, mở rộng và điều hành kinh doanh. Ông là người thành
công lãnh đạo có tên tuổi trên doanh nghiệp có tầm cỡ đặc biệt là đầu tư địa ốc.
The Trump Organization do ông và ba đứa con lớn là Donald Trump Jr, Evanka và
Iric Trump làm chủ và điều hành. Cơ sở, tầm hoạt động và tên tuổi của ông chẳng
những ở khắp các thành phố trong nước và còn mở rộng nhiều nơi trên thế giới
như Scotland, Dubai, Vecouver, Istanbul, Toronto. Seoul, Panama, Mexico,
Dominican Republic, Philipine, Mumbai. Bản chất thương trường là cạnh tranh,
càng lớn mức độ cạnh tranh càng khốc liệt, và đã cạnh tranh thì không tránh khỏi
bên hơn bên thiệt có khi trơn tru nhưng cũng có khi khúc mắc và việc kiện tụng
nhau khó mà tránh khỏi. Chính vì vậy mà có luật lệ hàng khối và luật sư mới có
việc làm. Ông đã từng bị kiện và ông cũng kiện người khác. Hoa Kỳ là xứ sở của
luật pháp, mọi mâu thuẫn đều được giải quyết mang lại công bằng cho mọi người.
Mọi việc để luật pháp lo và Trump cũng không ngồi trên pháp luật; nếu bị thua
kiện ông cũng phải bồi thường. Ngoài ra, trong khi tranh luận ông không phủ nhận
rằng ông đã khai bankruptcy đến bốn lần “Hàng trăm công ty” khai phá sản. “Tôi
đã dùng luật đến bốn lần và đã làm được việc lớn. Tôi điều hành kinh doanh. Tôi
đã làm việc rất giỏi.” Người làm kinh doanh ai cũng biết khai phá sản là cửa mở,
là cái valve mà luật đã dành cho trường hợp vì lý do nào đó mà kinh doanh bị tắc
nghẽn, sa sút, có nguy cơ hoặc đã sụp đổ, giúp cho cơ sở kinh doanh có thể phục
hồi. Trong đó có các chapter 7, 11, 13 tùy trường hợp mà người điều hành phải
khéo sử dụng để có hiệu quả cao. Sau khi khai khai phá sản, từ chỗ thất bại
kinh doanh trở nên thành công là điều đáng khen chứ không phải đáng trách. Ông
Romey trình hồ sơ thuế và lo biện hộ cho số tiền đóng thuế khi dân chủ tấn công
tới tấp là đóng ít! Nay Trump không trưng dẫn hồ sơ thuế với lý do là IRS thanh
tra chưa xong . Doanh nghiệp của ông quá lớn liên hệ tới sự điều hành của các
công ty con hơn nữa câu hỏi chủ yếu là: Ông có khai thuế không? Nếu có thì hết
chuyện. Không còn gì để nói cho dù ông trả một xu hay hàng triệu dollars bỡi việc
còn lại là của Sở Thuế (IRS) và bộ thuế (Tax Code). Ông không cần phải giải
thích hay bào chữa cho con số. Nếu có sai phạm thì tùy mức độ ông bị xử phạt hoặc
cơ sở bị tịch thu theo luật định. Nếu ai muốn tấn công thì tấn công bộ thuế hoặc
sửa bộ thuế chứ không phải ở ông.
Về gia thế, xem cả gia đình và đặc biệt đám
con của ông trong ngày đại hội đảng CH và nghe những lời chúng phát biểu trước
quốc dân, người ta sẽ có thể phải cạo bớt lớp sơn pha xỉn màu đã phết lên ông
khi nghe những lời có khi chướng tai, thô kệch, cộc lốc, thẳng thừng phát ra từ
cục đá, cái cây cũng như từ người bình dân thô lỗ, ít học mà chân thật. Ông có
gia đình đàng hoàng có cả đàn con cháu và tất cả đều nên thân. Ông có đôi lần
ly dị nhưng ở HK đó là chuyện bình thường; ông là người cha tròn trách nhiệm với
con cái và vẫn coi trọng mẹ chúng. Là người cha mẫu mực, ông chưa bao giờ uống
rượu hay hút xách; nuôi dạy con cái thành tài, có nhân cách tốt, ăn nên - làm
ra. Gia đình giàu dễ thường có con hư hỏng nhưng Trump thành công cả việc giáo
dục con cái, có thể xem là “phú quí bất năng dâm”. Và không ai phủ nhận rằng
ông đã hoàn thành bước “tu thân” rồi “tề gia” trước khi nhận việc “trị quốc”.
Điều này dù ai nói ngã nghiêng nhưng nó cứ là sự thật và cuối cùng chắc sẽ
không ít người tin rằng ông có thể đem lại “bình thiên hạ”.
Xem ra
người Mỹ, ai không đồng ý với hiện tình đất nước và ai thích giá trị gia đình
truyền thống, quí gia đình đầy đàn và nên thân, nên nghiệp, coi trọng nguyên tắc
đạo đức và tôn trọng luật pháp, có chí lớn và tinh thần trách nhiệm với đất nước;
ai thích con người cương trực, bất khuất, không bị mua chuộc, thành công và có
cơ hội quyết tâm đem kinh nghiệm và tài năng, đóng góp cho xã hội thì chắc kỳ
này họ sẽ bầu cho ông Trump với hy vọng đem lại sự đổi mới, giành lại ưu tiên an
bình thịnh vượng đáng phải có cho đất nước vĩ đại này như trước.
Vĩnh Tường.
Stalin: “Nước Mỹ như
một cơ thể khoẻ mạnh và sức đề kháng có ba phần: Tinh thần yêu nước, giá trị đạo
đức và đời sống tinh thần. Nếu chúng ta có thể ngầm đục phá dần hồi ba mặt này,
Mỹ sẽ tự sụp đổ”
Google các từ
khoá có dấu *
Xem đài chính phủ: C-PAN3:
Giám đốc FBI điều
trần trước QH
https://www.youtube.com/watch?v=i4qrBn-Za0w (xem hết video sẽ thấy rõ vấn đề khi Nghị
viên Trey Gowdy, Jim Jordan hỏi vị Giám đốc trả lời để biết sự vi phạm thế nào)
Và nếu có thời
gian thì xem thêm: How evil …
No comments