Tin Mới

Thắng Thua Chung Quanh Bộ Luật Bảo Hiểm Y Tế

Xã Hội Cần Một Cái Nhìn Trung Thực Kỳ VI   
     . . . Xã hội Hoa Kỳ đang tiếp tục rùm beng với luật bảo hiểm y tế. Ngoại trừ một số người tự do phóng túng ăn chơi tưng tửng, hỏi gì cũng không biết, không cần quan tâm đến bất cứ điều gì, còn lại hầu như khắp nơi dân HK từng bừng tham gia luận bàn ai thắng, ai thua. Cứ như Việt nam ta có phải khỏe hơn không, làm gì mà phải thay với đổi, kèn cựa, so đo hơn thiệt chi cho mệt vậy chứ! Náo nhiệt đến cái đầu gối cũng nghe đại đa số đều hát ông Trump bất tài, thua đậm. Có thật vậy không? Nếu vậy thì bàn dân thiên hạ sắp lỗ to rồi, bỡi vì ông Trump bây giờ là tổng thống. Thật là thú vị khi bình tĩnh đóng cửa bàn bạc với đầu gối để thấy thực, thấy hư, thực sự ai thắng ai thua trong cuộc tranh đấu thay luật bảo hiểm y tế kỳ này.    
   Ở các nước tự do dân chủ, đất nước và đời sống người dân chịu ảnh hưởng và hậu quả kéo dài hạn hay ngắn hạn tùy xu hướng chính trị của người lãnh đạo và đảng phái có nhiều quyền lực. Đất nước có thể bị hay được lái theo khuynh hướng chính trị, theo hệ tư tưởng khác nhau kể cả khuynh hướng khác với nền tự do dân chủ đương thời. Khuynh hướng chính trị dễ nhận thấy hiện nay là hệ tư tưởng khoa học xã hội “đỉnh cao trí tuệ”, cấp tiến xã hội chủ nghĩa, trong đó cũng cái gọi là “tự do dân chủ đến thế là cùng”, xã hội hướng đến một ngày tươi đẹp trên trái đất - thế giới đại đồng toàn thiện, toàn mỹ, toàn cầu là một căn nhà chung, con người bình đẳng sống chung hoà bình, dưới một chính phủ, không cần biên giới quốc gia, không còn bất công, không còn chiến tranh và không cần quân đội, mọi người như nhau, vật chất thừa mứa, làm tùy sức ăn tiêu tùy cần. Hoặc chủ nghĩa độc lập quốc gia dân tộc, hoặc chủ nghĩa dân túy, tự do tư bản; hoặc chủ trương thực tế theo lẽ đạo thông thường để trị lý từng quốc gia riêng biệt - bảo vệ biên cương; luôn canh tân, phát triển kinh tế để dân được giàu có, ấm no; quân đội vững vàng để bảo quốc an dân; văn hoá xã hội thì giữ gìn đặc trưng, tinh hoa nền văn hóa độc lập, … Các chính sách lập ra tùy các khuynh hướng nói trên của lãnh đạo mà có sự khác biệt, có khi tương phản rõ rệt khiến cho người tin theo bên này khó chấp nhận bên kia.
Riêng Ở HK, chuyện gì đã xảy ra?
   Một đảng DC nắm trọn quyền lực - Lập pháp và Hành pháp (lưỡng viện quốc hội và tổng thống) bắt đầu 2009 – 2010:
  Rahm  Emanuel, Trưởng ban điều hành (Chief Of Staff) đã nói ngay khi  khi bắt đầu nhiệm kỳ của Barrack Obama: “Đừng lãng phí khủng hoảng nghiêm trọng” , “…đừng bao giờ lãng phí khủng hoảng tốt …” (You never want a serious crisis to go to waste” “… never allow a good crisis to go waste). Ông đã bị Paul Ryan phê bình và ông cũng đã cố giải thích nhưng sự thật qua rồi đã chứng minh sự tắc trách sau khủng hoảng tài chánh (2008) và sự lợi dụng cơ hội quyền lực trong tay, DC đã vội vàng thông qua thứ nhất là luật kích thích kinh tế ($787 tỉ) để xây dựng hạ tầng cơ sở. Rồi có bao nhiêu đường sá, cầu cống, cơ sở dựng lên chưa, hay người ta chỉ còn nhớ là Cash For Clunkers 3 tỉ dollars, khuyến khích đổi xe cũ làm sắt vụn ở junkyard để lấy xe mới ít tốn xăng được nhà nước cho không $4000, Solyndra 535 triệu dollars phá sản chẳng bao lâu sau khi tổng thống và phó tổng thống đến nơi thu băng ghi hình ca tụng và hàng loạt các chương trình phí phạm khác kể cả công viên cho chó, đường băng cho rùa vân vân … (Google stimulus package waste of money sẽ thấy cả). Thứ hai, thông qua đại bộ luật bảo hiểm y tế do vài người gọi là kiến trúc sư (Architect) DC soạn ra. DC nắm toàn quyền, bà Nancy Pelosi Chủ tịch Hạ viện không ngần ngại tuyên bố một câu xanh dờn một cách thẳng thừng và rất lộ liễu, để đời, chưa từng thấy trong lịch sử của nền dân chủ tự do ở Hoa Kỳ: “chúng ta phải bầu thống qua dự luật này để các ông bà có thể tìm thấy trong đó có gì” (we have to pass the bill so you can find out what is in it)!!!  Bộ luật 2700 – chưa chắc dân biểu, nghị sĩ DC đã đọc hết trước khi bầu! Và kết quả DC đã “nhất trí” thông qua 100% không cần và không có phiếu nào của CH. Affordable Care Act là gia tài của DC và của Obama có tên để khắc bia là Obamacare. Cách làm và cách tuyên bố như thế có khác nào “dân chủ đến thế là cùng!” Và đây có phải là viên đá đầu tiên cho con đường độc tài phát triển hay không? Bên thượng viện DC cũng nắm đa số, nhân thể quyền lực trong tay, đã thay luôn qui định 51 phiếu thay vì 60 phiếu để nắm trọn quyền lực độc tài thông qua việc bổ nhiệm nhân sự nội các, thẩm phán Tối cao pháp viện hay mọi dự luật của phe mình. Thiểu số CH đối lập đành “bó tay” không chống chiến được gì cả! Và bây giờ Thượng viện đa số thuộc CH (52/48), chưa đủ số phiếu đa số tuyệt đối thì lãnh đạo thượng viện DC, ông Chuck Schumer lại đòi CH phải đổi trở lại 60 phiếu như thường lệ thì mới đúng! Đúng thế nào? Đúng vì tiện lợi cho DC ngăn chặn hết việc làm của CH! Sướng chưa? Như thế mà lãnh đạo DC cũng có thể nói được? Nói đến cách sử dụng quyền lực thôi chứ chưa nói đến nội dung của luật đã ban hành. Như thế có giống “bên nớ” không - khi đảng ta đến đâu thì đổi luật theo đó cho tiện. Có ai còn nhớ không, ngày xưa trong thời VNCH ở miền Nam, báo chí tự do tha hồ châm biếm, chửi quốc hội gồm nghị sĩ “GẬT” , đánh phá chế độ cho đến khi có được quốc hội xhcn “ưu việt” ngày nay. Công này phải kể có phần của truyền thống tự do - đệ tứ quyền đấy nhé!
   Chính quyền của tổng thống Trump mới chỉ trải qua hơn 60 ngày. Tổng thống bị đánh phá, chống đối từ nhiều phe phía chính trị cùng với đoàn nhóm dân theo họ. Kể cả người gọi là trí thức cũng đã bị cuốn theo nhưng cơn lốc chính trị mịt mù khói lửa nên đã đánh mất cả cái nhìn toàn cục. Cái nhìn phiến diện từ cá nhân có thành kiến, hoặc đồng hoá, chấp dính với phe đảng cứ nhất quyết cho rằng tất cả do ở một đối tượng – đó là cá nhân bị chống đối, tức là ông Trump. Trong chính trường có sự thật nào quá đơn giản như thế? Sau các cuộc vận động tranh giành quyền lực phục vụ, người dân đã trở thành chiến binh khác nhau của những phe phái chính trị, những chủ nghĩa, những lý tưởng, và không loại trừ những bịp lừa, những âm mưu, những thủ đoạn tranh giành, kể cả sự trả thù. . . Xã hội Hoa Kỳ đang chìm trong màng khói mù bao trùm những hố sâu chia rẽ, phân hoá đã mọc mầm trong những năm qua dưới chính quyền của ông tổng thống DC, Obama. Nay trái đắng đã đến mùa gặt. Dù ai không chịu nhìn thấy thì nó vẫn là sự thật đã rồi - chứ không phải dự đoán - mãi còn đó. Không dễ gì ai có thể một sớm một chiều mà sửa chữa được. Ông tổng thống mới tuy có đảng CH nắm đa số trong lưỡng viện quốc hội nhưng không phải lúc nào cũng làm việc suông sẻ với đảng của mình - một đảng CH rất khác với DC, đặc biệt là cá nhân và các nhóm rất độc lập, rất tự do trong tranh đấu, phục vụ xây dựng “dân vi qúi”; không nhất thiết phải là “đồng chí, đồng rận” với nhau, nhất tề đoàn kết trung với đảng, không nhất thiết vì đảng mà đoàn kết, hay đại đoàn kết bất chấp phải trái; không có kiểu đoàn kết nhất trí 100% (lockstep) sắp hàng đứng sau lưng tổng thống như những môn đồ của một tín ngưỡng chính trị. Họ phê bình, chỉ trích thẳng trước quốc dân mỗi khi có cá nhân sai lầm dù chỉ là một câu lỡ lời. Xem ra đảng có bể họ cũng giữ nguyên tắc ý dân làm trọng. Người ta chê đảng CH chia rẽ nhưng người ta không thấy mặt tích cực; đó là tinh thần tự do, độc lập, tôn trọng sự thật, nhờ đó mà đảng trong sạch hơn, và kết quả là người dân được hưởng lợi nhiều hơn. Bên kia, một đảng đối lập (DC) dường như đang lấy phương châm “chỉ có phe ta, cái gì theo phe ta thì mới đúng”, đoàn kết và rất đại đoàn kết, bao che tới bến, không bao giờ phê phán - một câu cũng không có, kể cả đối với những sai lầm rất lớn trong đảng cho dù sự thật hư hỏng ê chề khiến cả nước phải nín thở. Nay đại diện DC thề quyết tâm ngăn chặn, đánh phá từng bước tiến cải cách nào của tổng thống, không cần biết là có lợi cho dân như thế nào. Hơn thế nữa, ông Trump không đeo đuổi ý thức hệ nào; ông chỉ có chủ trương thực tế và đang phải đương đầu với những khó khăn do con đường lý tưởng quá dài, mưu cầu quá lớn, dang dỡ của người tiền nhiệm để lại - người dân đã từ chối tiếp tục theo con đường này (wrong track). Dân bản xứ có quan niệm sống cho hiện tại; không dễ gì bảo họ kiên nhẫn chấp nhận hy sinh để đeo đuổi lý tưởng không thực tế và lâu dài. Ở HK lâu, có lẽ ai cũng biết đây là đặc điểm tâm lý của dân bản xứ.
   Khó khăn trước mắt mà ông Trump phải đối đầu rất nhiều mặt từ trong ra ngoài nước, và tình hình đất nước Hoa Kỳ tự do tư bản như đang rơi vào bát quái trận đồ mà cửa sinh mở ra dễ nhất chừng như chỉ còn là vào xã hội chủ nghĩa. Ông Trump và đảng CH cần có một nghị trình thông minh và quyết tâm phi thường mới mong phá nổi trận này. Tám cửa của bát quái trận có quan hệ tương tác ảnh hưởng khoá chặt với nhau mà bộ luật bảo hiểm y tế là một then chốt tử - sinh quyết liệt nhất:
1.    Núi nợ quốc gia trói buộc sự phát triển kinh tế đến mức hầu như không tài nào gỡ nổi (20 ngàn tỉ). Đây là cái khóa thứ nhất
2.    Khó khăn kinh tế thấy rõ người nghèo khó nhờ trợ cấp xã hội nhiều mặt đã gia tăng đến mức cao nhất từ trước đến nay (43 triệu sống nhờ tem phiếu thực phẩm, 94 triệu lọt ra ngoài thành phần lao động…). Đây là cái khóa thứ hai.
3.    Những trói buộc kinh tế: Hàng nghìn sắc lệnh áp đặt qui luật ràng buộc đến mức thái quá từ lý thuyết Thay đổi Khí hậu - Bảo vệ môi trường, đã trói chân nền kinh tế Hoa Kỳ. Đây là cái khóa thứ ba. Cũng bằng sắc lệnh, khóa này ông Trump đang xem xét, hợp lý hoá và tháo gỡ, cỡi trói. 
4.    Tôn giáo: Giá trị lâu đời của nền văn hoá Tin Lành và Thiên Chúa giáo là nền tảng chính thống chiếm phần quan trọng trong trong chế độ chính trị ở Hoa Kỳ ngày nay đang bị tấn công bằng những định nghĩa mới về các quyền của nhiều nhóm. Cấu trúc căn bản của gia đình là nền tảng của chế độ tự do tư bản đang bị lung lay, suy biến. Đây là cái khóa thứ tư.
5.    Giáo dục tự do nên ở trường, nhất là ở bậc đại học không tránh khỏi sự truyền bá tư tưởng tả khuynh Maxism, cấp tiến cực tả xhcn rất hấp dẫn với lòng nhiệt huyết yêu chuộng công bằng của giới trẻ, những người chưa hề trải qua kinh nghiệm lịch sử núi xương, sông máu. Đây là cái khoá thứ năm.
6.     Chia rẽ giai cấp: Cuộc đấu tranh được thúc đẩy liên tục và kiên trì nhưng xem ra chưa ảnh hưởng được bao. Nhờ tinh thần nhân bản bền vững và trình độ dân trí cao cho nên chưa đến độ người nghèo thù ghét người giàu. Đây là cái khóa thứ sáu chưa thành hình – chưa đến mức độ đáng ngại.
7.    Vấn nạn di dân: Di dân bất hợp pháp tràn ngập qua hàng rào biên giới lỏng lẻo, chính quyền tắc trách trong việc thực thi luật di dân có sẵn. Hậu quả đã đến mức rất nghiêm trọng. Di dân và dân tị nạn hợp pháp từ các nước HG thành nạn lớn của thế giới và của Hoa Kỳ - hậu quả của chiến lược sai lầm. Đây là cái khóa thứ bảy. 
8.    Một bộ luật bảo hiểm y tế có tính bắt buộc rất tốn kém đang bùng phát những nhược điểm và có nguy cơ sụp đổ! Lời nói lặp lại hàng trăm, trăm lần của tổng thống Obama khắp nơi cho đến khi người dân “tưởng” thật nhưng hoàn toàn không phải là thật: “Nếu thích bác sĩ của mình thì giữ bác sĩ của mình. Nếu thích chương trình bảo hiểm của mình thì có thể giữ chương trình bảo hiểm của mình. Chắc cú như vậy (Period)” và “mỗi gia đình sẽ tiết kiệm được $2500”. Và người dân - người dân đó nha – đã vỗ tay rầm rộ kéo dài mỗi lần tổng thống lặp lại khắp nơi trong nước. Cho dù được chọn làm “lời nói láo trong năm” (“the lie of the year”/PolitiFact) thì sự cũng đã rồi! Khi nó sụp đổ thì chỉ còn một cách duy nhất là tiến đến nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống y tế và bảo hiểm y tế (single-payer)- một cỡ cho mọi người (one size fits all) tức là đặt viên đá đầu tiên cho căn nhà xhcn. Đây là điều mà ông Harry  Reid lãnh đạo khối đa số thượng viện DC vừa về hưu năm 2016 đồng ý với nhận định của dân biểu Tom Coburn đã bộc bạch rằng: “Luật đó chủ ý được sắp đặt ra một cách mỉa mai như thế. Bằng cách làm cho giá bảo hiểm tư nhân không còn kham nổi cho mọi người, nó không còn cho bất kỳ ai. Tất cả sẽ còn tập quyền chính phủ, nhà nước độc quyền điều hành, bảo hiểm y tế.” ("That, ironically, may have been the design. By making private insurance unaffordable for everyone, it will become available to no one. All that will be left is government-centered, government-run, single-payer health care.") Đến đó nó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, chất lượng y tế - bác sĩ, bệnh viện, thuốc men, phục vụ và sau cùng là nạn quan liêu, cửa quyền thối nát vân vân, như thế nào chắc quí vị cao niên thừa biết. Xoá bỏ và thay thế bằng bộ luật tốt hơn cho mọi người, cho kinh tế tự do tư bản và cho cả ngành y, tuyệt nhiên là điều nên làm đối với ai còn muốn giữ thể chế dân chủ tự do tư bản bậc nhất của HK như xưa nay – bỡi chính vì đó mà HK hơn hẳn các nước tự do dân chủ khác. Nhưng làm như thế nào không phải là việc dễ vì bộ luật đã ban hành theo xu hướng ấy, trong đó có những điều khoản khóa chặt vào lợi ích của một số dân dù ít hơn đa số còn lại đang bị thiệt hại! Trớ trêu thay, đại đa số dân lãnh hoạ, bị chèn ép bỡi giá bảo hiểm tăng vọt và tiền khấu trừ (deductible) cao đến không còn dùng được là tầng lớp dân trung lưu – đây lại là thành phần chủ lực của nền kinh tế, cũng chính là chỗ dựa của người không có hay có lợi tức thấp được chính phủ trợ cấp!
Luật bảo hiểm y tế lừng danh Obamacare “điên rồ nhất thế giới” - theo lời tổng thống Clinton - là cái khóa thứ tám. Một cái khoá khó mở nhất trong tám cái vì một điều căn bản là những cái đinh đã đóng rất sâu và rất chắc:
1.    Bộ luật theo xu hướng chính trị nói trên đã ban hành một thời gian trong đó có điều bắt buộc là mọi người phải mua bao hiểm, không mua thì bị phạt; điều này hoàn toàn trái với nền tự do dân chủ. Thứ nhất nó đã bén rễ trong một thiểu số dựa vào trợ cấp chính phủ. Số này mang lại ít hay không mang lại lợi ích kinh tế. Thứ hai là buộc hảng bảo hiểm phải chấp nhận điều kiện bảo hiểm cho những người đã có bệnh từ trước bất kể nặng nhẹ, không khác nào bỏ lửa vào túi. Các hảng bảo hiểm không sụp mới là chuyện lạ. Nhiều hảng tháo chạy ra khỏi chương trình. Thứ ba, để có đủ chi phí trợ cấp cho người nghèo, giới trẻ khỏe mạnh không nhất thiết có nhu cầu bảo hiểm cũng phải mua; điều kiện này đồng nghĩa với lấy tiền túi của người này để lo cho người kia. Nếu giới trẻ cứ chọn đóng tiền phạt thay vì mua bao hiểm mà quanh năm không dung thì nhà nước sẽ lãnh đủ. Những điều căn bản này dẫn đến kết quả là chính phủ ngày càng thâm nợ vì khoản thu ngày càng ít mà chi ngày càng nhiều. Nhà nước nhất định sẽ không kham nổi.
2.    Trước đây Thượng viện đa số DC đã chặn đứng dự luật xoá bỏ và thay thế Obamacare do CH soạn và thông qua quốc hội. Hô hoán rằng CH không làm gì là hoàn toàn sai sự thật. Có điều là dự luật ấy chỉ rất phù hợp đúng vào thời điểm bộ luật Obamacare chưa ban hành hay khi website của nó hoang phí 60 triệu dollars mà bị trục trặc. Dĩ nhiên bây giờ nó không còn hợp thời nữa.
3.    Trước khi có luật Obamacare bắt buộc, giới trẻ có sức khỏe tốt thường tự do không mua, người làm nghề tự do lợi tức không ổn định, thường ở mức mấp mé trên ranh giới nghèo thường không mua vì chấp nhận liều để tiết kiệm hoặc vì không mua nổi bảo hiểm.
4.    Số công ty kinh doanh có khoản mấp mé 50 công nhân làm việc toàn thời gian rất nhiều. Để tránh bị bắt buộc phải bao bảo hiểm cho công nhân, dĩ nhiên các công ty cỡ này phải co cụm hoạt động hoặc tìm cách tránh cái khóa số 50. Nhiều công nhân bị giảm giờ làm việc thành part time, hoặc bị thải bớt, hoặc bị thay thế bằng máy móc hay robot. Đây là sợi dây trói chân kinh tế tư bản.  
5.    Bộ luật 2700 trang còn có nhiều điều phức tạp không mấy ai nghiên cứu hết. …
   Bộ luật Obamacare từ lúc bắt đầu đã có trên 60% dân không ủng hộ. Đây cũng chính là một trong những lý do căn bản khiến ông Trump chọc thủng phòng tuyến mà thắng cử trong khi bà Clinton cũng đòi sửa, nhưng bà lại nằm trong tập thể chủ nhân. Tình hình mới của bộ luật này ngày càng nổi rõ là tốn kém ngân sách tiếp tục gia tăng, kinh tế bị trói chân, công ăn việc làm bị ách tắc; giới trung lưu lẽ ra cần được ưu đãi thì lưu bị lãnh nạn, điêu đứng vì giá bảo hiểm gia tăng nhưng tự do chọn lựa lại bị tước mất, những bất công và những cái đinh đã đóng quá sâu nói trên.
   Bộ luật mới để thay thế phải vừa không ảnh hưởng đến thiểu số người đang hưởng thụ vừa cỡi trói cho các công ty nhỏ đến trung bình để tạo công ăn việc làm, giúp cho kinh tế phát triển và lại vừa giảm giá bảo hiểm và có nhiều chọn lựa cho cho đa số dân trung lưu. Như đã nói trên, đây là thành phần trung lưu đóng góp lớn vào kinh tế quốc gia, cũng chính là chỗ dựa của thiểu số đang hưởng thụ.    
   Có thay đổi được không còn tùy ở Bác sĩ Tom Price - dân biểu, nay là bộ trưởng Y tế, sự thúc đẩy của tổng thống Trump, sự soạn thảo, sắp xếp của đảng CH. Còn DC – xem ra kêu gọi DC hợp tác, đặt quyền lợi của toàn dân và đất nước lên trên đảng phái không phải là chuyện dễ. Bây giờ, bộ luật thay thế đang bị đình trệ vì CH không đủ số phiếu. Sự bất đồng ý kiến dẫn đến không đủ phiếu riêng trong đảng để thông qua (216 phiếu) mặc dù CH chiếm đa số, vì nhóm tự do gồm 36 thành viên (freedom caucus) có chủ trương bảo thủ, đòi hỏi cao và cương quyết thực hiện lời hứa với cử tri của họ.
   Ngoài kia quí bậc cao nhân đủ hạng trong thiên hạ đang kèn trống tưng bừng luận thắng thua – không, phải nói là các phe phái tả hữu, thế gian đang luận tổng thống thua to như thế nào, bất tài như thế nào… Ai nói tổng thống thắng có lẽ bị coi là người từ hành tinh khác. Sau khi bàn chuyện với đầu gối kẻ viết bài này thật thú vị khi thấy điều này:
   Ai cũng biết tổng thống Trump thuộc đảng CH. Có khi người ta quên rằng trên danh nghĩa tổng thống đại diện cho toàn thể và phục vụ cho toàn dân cho nên khi tổng nói “cần có sự hợp tác làm việc của DC” thì tức khắc có người bĩu môi cho rằng ông Trump bất tài, thua to rồi lại gỡ gạc. Trong khi đây là câu nói rất chính đáng và rất cần của vị tổng thống nước tự do dân chủ.
   Từ tống thống đến tất cả thành viên của lưỡng viện quốc hội đều chịu áp lực của cử tri. Tổng thống chỉ là người lãnh đạo, đưa ra những dự kiến, đề nghị những đường lối và thúc đẩy Quốc hội làm nhiệm vụ lập pháp của họ. Soạn thảo chi tiết các dự luật và bầu bán là do lưỡng viện Quốc hội.
   Tổng thống hứa trước toàn dân và thực hiện lời hứa lãnh đạo của mình – ông đã làm, đã đề xuất gỡ bỏ và thay thế (repeal and replace) bộ luật Obamacare, ông cũng đã chạy tới lui để thương thảo (make deal). Đến mấy ngày cuối ông mới tỏ ra tích cực làm con thoi nhằm đẩy bớt gánh nặng của mình sang phía Quốc hội. Quốc hội náo nhiệt, kẻ ủng hộ người không tán thành. Đến giờ chót khi được báo không đủ phiếu, thấy lỏng lẻo bế tắc ông tức khắc rút lui (walk away the deal) và tuyên bố rằng ông không chỉ trích freedom caucus và ông còn nói thêm rằng cần có sự đóng góp của đảng DC nữa.
   Vậy câu hỏi để kết luận thắng thua là:  Trong kinh doanh khi thương lượng có mây cái thắng? Người bình thường hay suy nghĩ thắng tức là đạt được sự đồng thuận, hợp đồng được ký. Nhưng trong kinh doanh chưa hẳn chỉ có thế mới gọi là thắng. Bỏ cuộc đúng thời điểm để tái phối trí, giữ vị thế chủ động cũng là cái thắng. Có khi là thắng lớn.
   Ông Trump đã nghĩ xa hơn đến mùa bầu cử tới - đến năm 2018 cho Quốc hội và 2020 cho tổng thống. Bộ luật này tuy là nhằm trao quyền tự do chọn lựa lại cho người dân là điều hoàn toàn hợp lý với nền tự do dân chủ thay vì nhà nước quyết định đời sống của người dân như Obamacare, nhưng giả sử nó được thông qua bây giờ kể là thắng thì vẫn bị mang tiếng là hoàn toàn của đảng CH trong khi chưa có lời kêu gọi đảng DC, và không ai dám chắc hệ quả của nó hoàn hảo như quyết tâm của CH . . .
   Sự rút lui đột ngột của tổng thống Trump đã để cho đối phương trong bàn đàm phán hụt hẫng. Đây là thế lấy nhu chế cương. Nhóm freedom caucus trong đảng sẽ tự nhiên thấy mình đẩy quá đà, bị chúi mũi và sẽ chịu áp lực nặng hơn từ phía cử tri; phía DC cũng chẳng kém.
   Phe DC đột ngột thấy hả dạ, nhảy tưng tưng ăn mừng, bà Nancy Pelosi lãnh đạo thiếu số Hạ viện và ông Chuck Schumer lãnh đạo khối thiểu số Thượng viện liền lên diễn đàn nói rằng đây là chiến thắng của toàn dân!  Hết lần này đến lần khác, DC lại bị hớ nữa! Obamacare đâu phải là bộ luật hoàn chỉnh, nó đang tác họa hơn tác phúc, và DC cần phải sửa để chuộc tội với cử tri nhằm cứu mình trong mùa bầu cử tới. Như vậy mà cũng mừng, bình tĩnh sẽ thấy mình ăn mừng cho sự tiếp tục thất bại.  DC ôm trọn trách nhiệm Obamacare và nó như cái xác đang nằm trong quan tài chưa chôn hay nói khác đi như con tàu Titanic đụng đá đang chìm một đầu. Thế mà người lãnh đạo lại mừng! Áp lực cử tri đối với DC sẽ bắt đầu nặng hơn trước khi ông Trump đột ngột rút lui và tuyên bố có thể để cho nó tự nổ tung. Dĩ nhiên ông Trump thừa biết lúc nào họ cũng đòi “phe ta mới đúng”. Nhưng khi kêu gọi DC hợp tác, thổng thống đã tỏ ra là người lãnh đạo toàn dân.
   Khi đột ngột rút lui gây sửng sốt và tức khắc mở ra một cánh cửa, tổng thống đã chiếm thế thượng phong với cả hai bên DC và freedom caucus. Bây giờ DC chắc chắn đang lo ông Trump lơ là để cho con tàu chìm, còn Freedom caucus thì lo tổng thống có khi sẽ ngã về phía DC nếu họ không chịu hợp tác làm việc.
   Trước mắt dân chúng, cho dù có ghét ông ta, tổng thống Trump đã được hình ảnh là người của hành động vì ông đã giữ lời hứa của mình. Những đề xuất sắp tới nếu lưỡng viện Quốc hội bất kỳ phe nào tiếp tục cố tình ngăn cản kế hoạch của tống thống – cái gì cũng chống một cách thái quá sẽ bị cử tri trách phạt chính phe nhóm của họ. Tổng thống rút lui quả là cách hoà giải căng thẳng khá độc đáo và có tính toán: thối một tiến ba. Ai nghiên cứu triết lý thái cực quyền biết rõ nhất. Như vậy thì ai thắng ai thua đã rõ!
   Có điều là nếu tổng thống để quá trễ thời điểm con tàu chìm, đến khi người mất bảo hiểm vì sợ mà buộc lòng phải ùn ùn tự động vào Obamacare - như architect đang mở cửa chờ đón và ông xã nghĩa Sander đang thúc giục - thì kể như viên đá đầu tiên của nền móng xhcn đã đặt và dân HK sẽ cùng ca bài “đảng cho ta mùa xuân”!
   Chân thành cảm ơn bạn Đầu Gối.
Vĩnh Tường

  
_____________________________________________________________
Mời quí bạn đọc gửi ý kiến phê bình vào khung dưới đây. Tất cả các ý kiến đều được hoan nghênh. Duy có điều xin qúi bạn giữ gìn tiếng Việt trong sáng, tránh dùng những từ kém giá trị văn hoá thái quá để phỉ báng nhau. Quí bạn có thể chọn hồ sơ Ẩn danh nếu không muốn tiết lộ email. Bạn cũng có thể chọn cho mình tên nào mà mình thích, không nhất thiết phải là tên thật. Chân thành cảm ơn qúi bạn đọc. 


No comments