Tin Mới

Tin vắn 2/8/19

2/8/2019

TT Trump gọi các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là  ‘Bạo loạn’, theo cường ngôn của Trung Quốc

Vĩnh Tường dịch - và XIN QUÝ VỊ ĐỌC KỸ VÀ NHÂN ĐỊNH CHÍNH XÁC trước khi tin những lời bình luận của truyền thông tả khuynh. (Có một bài dịch của một người đã gửi email rơi vào box của VT, nhưng đã không đầy đủ.) 
Đây là bài đầy đủ để có nhận định chính xác TT Trump làm chính trị như thế nào. Lời nói có ý gì, HK muốn gì? Ở cuối còn có bài của một cây bút tả khuynh chỉ đọc một câu cũng đủ)

Theo tờ Blooberg/Updated on  August 2, 2019, 9:51 PM PDT

Vừa qua Tổng thống Donald Trump đã cho rằng các cuộc biểu tình gần đây ở Hồng Kông như là “bạo loạn”, nói theo ngôn ngữ được sử dụng bởi nhà cầm quyền Trung Quốc và đề nghị Hoa Kỳ nên tránh vấn đề “giữa Hồng Kông và Trung Quốc.”
Trước khi đi vận động ở Cincinati, Ohio hôm 1/8/19, TT Trump nói với các phóng viên tại tòa Bạch Ốc “Có điều gì đó có lẽ đang xảy ra với Hồng Kông, bởi vì khi bạn nhìn vào, bạn biết, chuyện gì đang xảy ra, họ đã có những cuộc bạo loạn trong một thời gian dài
 Ông Trump cho biết ông không biết thái độ của Trung Quốc đối với tình trạng bất ổn ở thuộc địa cũ của Anh, nơi có hàng chục ngàn người Mỹ. Ông nói:“Một người nào đó nói rằng, có lúc, họ sẽ sẽ cần ngăn chặn điều đó. Tuy nhiên, đó là giữa Hồng Kông và Trung Quốc, bởi vì Hồng Kông là một phần của Trung Quốc.”

Phát biểu của TT Trump ​​về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông có thể khuyến khích chính quyền thành phố được Bắc Kinh ủng hộ, đàn áp, không kể đến những nỗ lực chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bảo vệ người biểu tình. Các cuộc biểu tình đã nổ ra bên ngoài các đồn cảnh sát vào đầu tuần này khi chính phủ Hồng Kông buộc tội 44 người biểu tình với một đạo luật bạo loạn (1967) thời thuộc địa, có bản án lên tới 10 năm tù.

Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo thuộc Nhà nước  do Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải, tỏ thái độ đống tình qua một bài báo có tiêu đề “Trump nói sự thật về bạo loạn ở HongKong”. Đảng cầm quyền từ lâu đã sử dụng các cáo buộc như vậy để biện minh cho việc sử dụng vũ lực chống lại những người bất đồng chính kiến, đặt tên cho các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn là một “cuộc bạo loạn phản cách mạng.”

Các quan chức chính quyền của TT Trump cho biết hôm thứ Sáu, tổng thống không có ý định báo hiệu sự thay đổi chính sách hay sự ủng hộ vị thế của Trung Quốc.

Joseph Cheng, một giáo sư khoa học chính trị đã nghỉ hưu, người có liên quan đến phong trào dân chủ Hồng Kông nói:  “Sử dụng thuật ngữ bạo loạn là một chút nhạy cảm với người biểu tình, Quan trọng hơn nữa, tôi nghĩ mọi người sẽ chú ý đến thực tế rằng ông nói đây là một cái gì đó giữa Trung Quốc và Hồng Kông. Theo người dân Hồng Kông có vẻ như vấn đề Hồng Kông không phải là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của tổng thống.”

Người biểu tình ở Hồng Kông cho đến nay phần lớn rất thích sự hỗ trợ từ các quan chức và tập đoàn kinh doanh Mỹ. Nhà hoạt động Joshua Wong kêu gọi tổng thống xem xét lại lời phát biểu của mình.  Tweet ngày 1 tháng 8 từ các nhà lập pháp Mỹ bao gồm Thượng nghị sĩ Marco Rubio, (CH Florida), và Ben Cardin, (DC Maryland), kêu gọi tòa Bạch Ốc lên án các hành động của Bắc Kinh.

Hôm thứ Sáu, trong một lá thư lưỡng đảng gửi Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, hai nhà lập pháp đã thúc giục ngừng bán đạn dược và thiết bị kiểm soát đám đông trong tương lai cho lực lượng cảnh sát Hồng Kông.

Đại diện đảng DC Jim McGocate và Đại diện đảng CH Chris Smith trong lá thư chung kêu gọi chính phủ theo cách mạnh nhất có thể, đẩy lùi, chống lại những nỗ lực của chính phủ Hồng Kông và Trung Quốc để mô tả các cuộc biểu tình là 'bạo loạn' và đổ lỗi cho Hoa Kỳ sự bất ổn chính trị do một mình họ tạo ra.

Hồng Kông đã bị ảnh hưởng bởi nhiều tuần biểu tình leo thang - bao gồm đám đông hơn 1 triệu người - để đáp lại đề xuất của Giám đốc điều hành Carrie Lâm đình chỉ - tức khắc việc dẫn độ sang Trung Quốc đại lục. Các cuộc biểu tình đã trở nên dữ dội hơn khi một số người biểu tình trở nên thất vọng với việc chính phủ từ chối đáp ứng yêu cầu của họ, bao gồm cả việc chính thức rút và phục hồi kế hoạch của dự luật bầu cử lãnh đạo trực tiếp.

Kế họach sắp tới của người biểu tình ở Hong Kong:

Hôm thứ Sáu (2/8/19), Ngoại trưởng Michael Pompeo nói với Bloomberg TV Has Haslinda Amin ở Bangkok rằng Hoa Kỳ đã thúc giục Trung Quốc thực hiện những điều đúng đắn đối với Hồng Kông. Mọi người nên được tự do bày tỏ quan điểm của mình, ông nói, thúc giục tất cả các bên thực hiện một cách “không bạo lực” và thêm rằng “bạo lực là một cách không mang tính xây dựng” để cố gắng giải quyết các tranh chấp.

Ông Pompeo không nói những gì Hoa Kỳ có thể làm nếu Trung Quốc quyết định can thiệp bằng quân sự. Ông trả lời và từ chối cho thêm ý kiến: “Một điều mà chính quyền này đã thực sự rất tốt là không mách nước vào những gì chúng tôi sẽ làm hoặc sẽ không làm.”


Luật chống bạo động ở Hồng Kông đã được chính phủ chỉ đ nh bởi  Anh quốc vào năm 1967, khi thành phố đang chìm trong tình trạng bất ổn do những người cánh tả cảm tình với Đảng Cộng sản. Luật pháp quy định bất cứ ai phạm tội “vi phạm hòa bình” khi tham gia vào một hội đồng bất hợp pháp phải chịu hình phạt lên tới 10 năm tù.

Trung Quốc gần đây đã tìm cách đổ lỗi cho Hoa Kỳ về tội phạm của một số người biểu tình trên chiến tuyến của các cuộc biểu tình, nói rằng bạo lực là sự “sáng tạo của Hoa Kỳ” và gọi quốc gia này là một tay đen sau các cuộc biểu tình. Việc buộc Hoa Kỳ vào tình trạng bất ổn có thể phục vụ một số mục đích cho Bắc Kinh, bao gồm làm mất uy tín của người biểu tình, tập hợp tình cảm với đại lục chống lại họ và có khả năng biện minh cho sự can thiệp trực tiếp hơn.
Trung Quốc nói rằng bạo lực phản kháng ở Hồng Kông là sự “sáng tạo của Hoa Kỳ”

Sau tám tuần bất ổn - và nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ được lên kế hoạch vào cuối tuần này - sự lo lắng đang gia tăng khiến Bắc Kinh có thể sử dụng Quân đội Giải phóng Nhân dân. Trung Quốc dường như có ý muốn, ít nhất nuôi dưỡng khả năng bằng các gợi ý và gửi tín hiệu, bao gồm cả việc phát hành video hôm thứ Tư cho thấy quân đội thực hành kiểm soát bạo loạn.

Trong phát biểu của mình, Trump báo hiệu rằng ông đã xem xét vấn đề nội bộ của Trung Quốc cần giải quyết. Ông nói: “Họ phải đối phó với điều đó. Họ không cần cố vấn”
_____________________

Cùng ngày, tờ Washinton Examiner cũng đã đăng lời chỉ trích TT Trump, với tiêu đề: 

Trump abandons human rights, Hong Kong, and common sense

 Trump đã từ bỏ nhân quyền, Hong Kong, và lẽ phải 
...
Ngay cả khi Trump thúc đẩy một cuộc chiến thương mại phản tác dụng phi lý chống lại Trung Quốc, Ngay cả khi Trump thúc đẩy một cuộc chiến thương mại phản tác dụng phi lý chống lại Trung Quốc, ông ủng hộ chế độ độc tài Trung Quốc trong cuộc đàn áp chống lại các quyền tự do mà Trung Quốc được cho là bảo đảm cho Hồng Kông. Trump không giống như tập quán kinh doanh của Trung Quốc, nhưng ông không bị làm phiền bởi sự đàn áp xấu xa của nó. Sự so kè này là một quái dị về đạo đức.

DĐĐL có mấy câu hỏi:
1. Người lãnh đạo nói, và BT Ngoại giao và Chính phủ nói HƠI khác nhau một chút có phải là trống đánh xuôi kèn thổi ngược như cài hiểu của đời sống thường ngày không?
2. Đã bao nhiêu lần TT làm như thế và kết quả ra sao?
3. Chính trị có phải lúc nào cũng nót như Bụt nói không?
4. Có phải người lãnh đạo, nắm tất cả tin tức tình báo nhanh nhạy nhất thế giới, mà không biết gì cả?
5 . Có phải vì đồng xu mà bỏ nhân quyền như một nhà báo kinh nghiệm mấy mươi năm trong nghề đã nói không? 
6. Ông Trump nói "điểu gì đó...gì đó" có ý gì? 
Chữ "riot" còn nhiều nghĩa ngoài "bbạo động". Chínhtrị chơi chữ cho thiên hạ điên cuồn là nghể của Trump:


Riot

noun