Xã hội chủ nghĩa từ Stalin, đến Mao, và nay đang mở cửa ở đâu ?
Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 263
Youtube 263 (nhấp chuột vào>>) : Vĩnh Tường: Xã Hội Chủ Nghĩa Từ Liên Xô Đến Trung Quốc và Nay Cửa Này Mở Ở Đâu
... một đề tài thuộc
các giai đoạn lịch sử kinh hoàng của nhân
loại trước khi vào cửa xã hội nghĩa, mà hậu nhân ngày nay dường như đang lãng
quên, hay chưa biết như người ta thường
nói chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, và thường khi thấy rồi thì kể như gạo đã thổi
thành cơm.
Đam mê quyền lực và chủ nghĩa chính trị tập thể hóa
con người, Stalin đã mở ra cuộc đại thành trừng đối thủ chính trị ngay trong đảng
cộng sản chứ không riêng gì người ngoài.
Và đây là một
giai đoạn lịch sử kinh hoàng qua nội dung bài viết của Nikola Budanovic, trên tờ
WAR HISTORY ONLINE, có thể tham khảo vào ghi lại một số điểm quan trọng để may
ra có thể giúp ta cùng suy gẫm quá khứ và nhận định những gì đang xảy ra hay chăng.
Cuộc thanh trừng vĩ đại của Stalin: Hơn một triệu người bị giam giữ, hơn nửa triệu người bị giết
(Tác giả là khách mời trên tờ War History Online/Nikola Budanovic, Ngày 10 tháng 9 năm 2016)
Cuộc Đại thanh trừng, còn được
gọi là Đại khủng bố, là cách thức của Stalin để đối phó với phe đối lập chính
trị. Tàn bạo và không chút khoan nhượng, ông ta đã kích động một chiến dịch đàn
áp chính trị vĩ đại nhất trong lịch sử Liên bang Xô Viết. Cuộc Đại thanh trừng chính thức kéo dài từ năm 1936 đến năm 1938, nhưng
hậu quả của nó bao gồm những hành động như vụ sát hại hàng loạt tù nhân chính
trị bởi cảnh sát chính trị bí mật của Liên Xô, Ban Nội Chính Nhân dân (NKVD),
vào năm 1941.
Vì vị trí nắm quyền của
Stalin bị các đồng nghiệp cũ của ông trong Đảng, đặc biệt là Leon Trotsky và
Nikolai Bukharin nghi ngờ, ông quyết định sử dụng cơ hội để loại bỏ hai nhà bất
đồng chính kiến, bao gồm tất cả những người Bolshevik ban đầu tham gia Cách mạng
năm 1917. .
Nhiều người khác đã bỏ mạng
trên đường đi. Cuộc thanh trừng diễn ra như một phản ứng đối với các đảng viên
bất mãn của Đảng Cộng sản, những người dám coi Stalin là một quan chức không
dân chủ, khao khát bại hoại nhưng nó cũng gây ra sự sợ hãi trong dân chúng và
phá vỡ ý chí của bất kỳ ai đe dọa tiềm năng đối với sự lãnh đạo của Stalin.
Ý tưởng của Stalin về việc
xóa sạch danh sách đối thủ sau cuộc cách
mạng và một cuộc nội chiến đẫm máu sau đó dẫn đến cái chết của hàng trăm nghìn
người, vì một khi cuộc thanh trừng được bắt đầu ở cấp độ đảng, và không thể
ngăn cản nó tràn sang phần còn lại của đất nước. Nhà độc tài ham quyền lực hoang
tưởng với chủ thuyết, thường sử dụng các
cáo buộc giả, tài liệu giả mạo và
lời thú tội cưỡng ép, đe dọa để đạt được quyền thống trị. Hầu hết những bộ óc
vĩ đại nhất của Liên Xô đã chết trước các đội xử bắn của Ban Nội chính Nhân dân (NKVD) và trong những điều kiện vô nhân đạo
của các trại lao động.
Đây là những gì bạn cần biết
về cuộc Đại thanh trừng khét tiếng.
1. Các con số
Rất khó xác định số người chết
ước tính, vì trong những thời điểm đó, mọi người chỉ đơn giản là biến mất và
Ban nội Chíh Nhân Dân (NKVD) đã che dấu
vết của họ rất tốt. Con số chính thức là 1.548.366 người bị giam giữ, trong đó
681.692 người bị bắn - trung bình 1.000 vụ hành quyết mỗi ngày. Nhiều nhà sử học
cho rằng số nạn nhân thực sự có thể nhiều gấp đôi.
2. Mục tiêu
Stalin thường sử dụng các thuật
ngữ như "kẻ phá hoại", "kẻ
lật đổ", "cột thứ năm", "kẻ thù của nhân dân",
"phản động" và "phản
cách mạng".
Ban Nội chính Nhân dân (NKVD)
lại để mắt đến những nông dân giàu có, học giả, nghệ sĩ và nhà khoa học. Cuộc
thanh trừng cũng nhằm vào các dân tộc thiểu số, thường là những người Ba Lan sống
ở Liên Xô
3. Các phiên tòa ở Moscow
Các Thử nghiệm ở Mátxcơva là
một loạt các vụ truy tố pháp lý quy mô lớn kéo dài trong suốt cuộc Thanh trừng.
Các phiên tòa đã thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế và cả thế giới đã phải
kinh ngạc khi nghe những cựu cộng sản kiên cường thú nhận rằng họ thực chất là
những kẻ phản bội và gián điệp.
Rõ ràng là các bị cáo buộc phải
thú nhận khi bị tra tấn hoặc đe dọa đối với các thành viên trong gia đình của họ.
Ba phiên tòa đã được tổ chức, và cả ba đều khẳng định vị trí của Stalin là nhà
lãnh đạo duy nhất và duy nhất của Liên bang Xô viết.
4. Bukharin
Nikolai Bukharin là một nhà
lý thuyết Mác xít lỗi lạc trước Cách mạng và là một trong những kiến trúc sư
của nó. Ông đại diện cho cánh hữu của Đảng Bolshevik khi ủng hộ liên minh giữa
những người cách mạng và nông dân / chủ đất giàu có. Là một trong những người
chống đối Stalin lớn nhất, số phận của ông đã bị phong tỏa trong Phiên tòa xét
xử lần thứ ba (và cuối cùng) ở
Tuy nhiên, ông bị kết án tử
hình vì bị cáo buộc đã tìm cách ám sát Lenin và Stalin, giết Maxim Gorky bằng
chất độc, chia cắt Liên Xô và giao lãnh thổ của mình cho Đức, Nhật Bản và Anh.
Vợ ông, bà Anna Larina đã bị đưa vào trại lao động nhưng được sống sót sau bản
án.
5. Sự ra đời của Ban Nội chính Nhân dân (NKVD) Troika
NKVD: Nga
NKVD, có nghĩa là Ban Nội chính Nhân dân, là bộ máy
chính đáng sợ thực hiện bản án của Stalin trong suốt gần ba mươi năm cầm quyền
của ông ta. Một tổ chức cảnh sát bí mật không cần biết về việc họ đã giam giữ
ai, NKVD đóng vai trò then chốt trong việc duy trì cẩn thận sự sùng bái cá nhân
Stalin.
Trong khi Phiên tòa xét xử ở
Mátxcơva được tiến hành trong phòng xử án, cảnh sát mật sử dụng một phương pháp
nhanh chóng và tàn bạo hơn nhiều, bằng cách sử dụng các ủy ban gồm ba thành
viên chịu trách nhiệm về những vụ giết người ngoài tư pháp đối với những người
bị cáo buộc là thành phần chống Liên Xô. Bị cáo đã bị xét xử và nhận tội ngay.
Sau đó, họ sẽ bị xử tử. Tất nhiên, những “thử
nghiệm” này chỉ là hình thức.
6. Yezhov
Là người đứng đầu của Ban Nội chính Nhân dân nhưng sau
cùng cũng bị hành quyết vào năm 1940, theo gót người tiền nhiệm là Genrikh
Yagoda và Nikolai Burkanin vì đã nhận cáo buộc có hành động chống Liên Xô.
7. "Kulaks" là thuật ngữ gán cho những
người có nông gia có tài sản và tỏ ra không đồng tình với tập thể hóa thành các
trang tại tập thể, các công xã để tất cả trở thành công cụ sản xuất hoặc bị giết.
8. Cuộc thanh trừng trong Hồng quân, hàng loạt sĩ
quan lớn nhỏ bị thanh trừng. Những ai dù có công nhưng bị nghi ngờ thiếu trung
thành đều bị loại.
Cuộc thanh trừng của Hồng
quân và Hạm đội Hàng hải quân sự đã loại bỏ ba trong số năm nguyên soái (khi đó
tương đương với tướng năm sao), 13 trong số 15 tư lệnh lục quân (sau đó tương
đương với tướng ba và bốn sao), tám trong số chín đô đốc
9. Thanh trừng Trí thức (Intelligentsia) Loại này không bao giờ được tin tưởng, bởi nó thuộc trí óc, tư tưởng,
hành vi có thể giả tạo, cả đời cúi đầu gọi dạ bảo vâng dạ đối với bạo quyền
nhưng không bao giờ được tin tưởng bởi hiểu biết nhiều và cũng biết cách nịnh nọt
che đậy.
Trong những năm 1920 và 1930,
khoảng 2.000 nhà văn, trí thức và nghệ sĩ đã bị bỏ tù và 1.500 người chết trong
các nhà tù và trại tập trung.
10. Cái chết của Trotsky)
Leon Trotsky bị khai trừ khỏi
đảng năm 1929 và bị lưu đày khỏi Liên Xô. Sau khi lang thang khắp thế giới và
thu thập sự ủng hộ chống lại Stalin, cuối cùng ông ta đến Mexico. Tại Moscow phiên
tòa Trotsky bị kết án tử hình vắng mặt.
Trong thời gian sống lưu vong, ông đã nhận được sự ủng hộ đáng kể, hầu hết là từ những người cộng sản Mỹ. Sau nhiều lần bị ám sát, Trotsky bị sát hại vào tháng 8 năm 1940, bởi một đặc vụ của Comintern người Tây Ban Nha tên là Ramon Mercader.
Mặc dù cuộc Đại thanh trừng kết
thúc vào năm 1938, nhưng phải đến khi Leon Trotsky qua đời, Stalin mới cảm thấy
nắm chắc quyền lực trong tay.
Và đó là tóm tắt một giai đoạn
lịch sử ở cửa vào của chủ nghĩa tập thể của LBXV,
Rồi ghé sang Trung Quốc, đến cái gọi là cuộc đại nhảy vọt 1958-1961 (Great Leap Forward) tập thể hóa tất cả các loại tài sản, để sản xuất tập thể qua các tổ các tổ chức mới gọi là công xã, và con người trở thành công cụ sản xuất, như bầy người được nhà nước chỉ huy từ trên xuống dưới, theo một quy trình nhất định, người người cùng hồ hỡi thi đua. Báo cáo thành quả thì thi đua từ dưới lên trên, ai cũng muốn lãnh công khen thưởng, cho nên vấn nạn mới đẻ ra là báo cáo láo, vì đâu có ai chịu thua đi; cho nên lên đến nơi thành một đống giấy lộn; bên trên lại dựa vào đó để lập kế hoạch chỉ huy xuống và cuộc đại nhảy vọt không nhảy lên mà như hươu, nai nhảy xuống hố, cuối cùng què quặt, dân tình đói rách, lầm than chết chóc khắp nơi được ghi vào lịch sử hạng nhất nhì của nhân loại. Và sự tình đâu có dừng ở đó, Mao đổi lỗi cho do con người và và cuộc cách mạng Văn hóa kinh hoàng xảy ra từ 1966-1976.
Theo cuốn “Sách đen về chủ Nghĩa Cộng sản” quả quyết,
ước tính khoảng 65 triệu người Trung
Quốc đã chết do những nỗ lực tàn nhẫn, lặp đi lặp lại của Mao nhằm tạo ra một Trung Quốc “xã hội chủ nghĩa” mới. Bất cứ ai cản đường đều bị xử lý - bằng cách
hành quyết, bỏ tù hoặc cưỡng bức nhịn đói.
Dân chúng được thúc giục triệt để từ bỏ ngay “Bốn cái
cũ”: Phong tục cũ, văn hóa cũ, thói quen
cũ và tư tưởng cũ.” (Four
Olds”: Old customs, old culture, old habits, and old ideas.)
Các sách vở, tín ngưỡng, học thuật, những gì thuộc tinh
hoa văn hoá lâu đời có giá trị tới đâu cũng xóa bỏ, di tích lịch sử thì bị đập
phá, các học giả trí thức cũ bị bức hại, thanh trừng.
Và điều này có giống không so với phong
trào xóa bỏ văn hóa năm 2019- 2020?
Kẻ thù số 1 là trí thức, có “46.000 học giả đã bị chôn
sống” được Mao để cập như "thành tựu" lớn của cuộc Đại Cách mạng Văn
hóa, từ năm 1966-1976. Dân chúng sợ hãi kinh hoàng là bước đầu thành công của sự
cai tri.
Các băng nhóm của Hồng vệ binh Mao dùng toàn là nam và
nữ thanh niên từ 14 đến 21 — đi rải ra khắp các thành phố nhắm vào những người
theo chủ nghĩa xét lại và những kẻ thù khác của nhà nước, đặc biệt như nhà giáo,
trí thức.
Từ cuộc đại thành trừng đẫm máu
của Stalin đến cách mạng văn hóa của Mao, có một điểm chung căn bản là làm trái
lẽ trời, buộc con người phải tập thể hóa thành bầy người, để một người hay một
phe đảng chỉ huy, quyền lực tập trung hoàn toàn thuộc tổ chức nhà nước, nói là
vì dân nhưng thực chất người dân là công cụ. Chung quy cũng là lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện,
Nghĩa là vì kết quả giả tưởng tốt đẹp đàng trước kia cho nên bây giờ hy sinh là
đúng đắn dù đó là đời của những con người. Ai cản bước tiến này phải bị tiêu diệt,
bằng bất cứ giá nào. Các thuật ngữ áp đặt
tội danh để thanh trừng từ Thời Satalin, đến thời Mao, hoặc đâu đâu cũng vậy.
Như là "kẻ phá hoại", "kẻ lật đổ", "kẻ thù của nhân
dân", "phản động" và "phản
cách mạng" “phá hoại dân chủ”, “chống lại nhân dân”
Hãy gẫm xem lịch sử nhân loại
từ Liên bang Xô Viết đến TQ có bài học gì, và nhân đó đi một vòng trở về HK,
xem hiện nay có gì khác chăng?
Và cách mạng Cấp tiến của DC sau
lưng có quyền lực mấy năm qua cùng với những gì xảy ra hôm nay, người dân đã và
đang nghe thấy gì?
Di tích những nơi đã bị tàn
phá còn đó, và những thuật ngữ y hệt như thế được người đang ngồi ghế TT, ông
Biden và DC đang dùng để dán nhãn cho phong trào MAGA và người lãnh đạo Donald Trump,
vẫn dội vào tai hàng ngày, và cuộc đột kích tư gia của cựu TT 45 ngày 8/9 vừa
qua vẫn còn đó, và những đe dọa đối với người thân cận ủng hộ vẫn còn đang tiếp
tục.
Trong khi nghị trình của
phong trào MAGA ông TT Trump như chúng ta đã biết là hoàn toàn chống lại, nghịch
lại kiểu thanh trừng của Stalin và Cách mạng Văn hóa Mao, dựng lên chỉ đơn giản
là giữ lại nước Mỹ làm cho nó vĩ đại như xưa, và phong trào là của ngưòi dân do
người dân, phục vụ cho người dân - người dân ở đây không như chính quyền DC, không
có quyền lực chìm nổi nào chống lưng phía sau - người dân ở đây, phong trào này,
chỉ có trình độ dân trí, có ý thức trách nhiệm và tinh thần yêu nước cao nhiệt
liệt ủng hộ.
Điều quan trọng đối với chúng
ta có lẽ là một câu hỏi cần trả lời, đơn giản, chính xác. Đó là tại sao lại phải
dùng bạo lực, đàn áp, thanh trừng?
Qúy vị và các bạn có thể đưa
ra nhiều chi tiết giải thích, nhưng ở đây bình dân thấy rất đơn giản, ngắn gọn
rằng, chỉ vì nguồn gốc của nó là cái sai,
trái ới lẽ thường, trái với đạo lý, cho nên phải buộc người khác công nhận. Đưa
ra một thứ có mùi hắc ám nhưng buộc người khác phải chấp nhận gật đầu nó thơm lắm
đấy. Bởi vì kẻ đưa ra tin rằng một ngày kia tươi đẹp mọi người cùng hưởng thì sự
hủy diệt ngày nay là đúng đắn. Đó chính là lấy cứu cánh, biện minh cho phương
tiện vậy. Nhưng họ đã quên đời người chỉ có một, sinh ra là để sống bây giờ chứ
không phải để chuẩn bị sống, không phải để hy sinh.
Người trong LBXV phải trải qua hơn 70 năm vào tập thể
mới may mắn thoát ra, nhờ một Rolnald Reagan. Nhưng rồi chẳng bao lâu, ở thế hệ
mới, không ít kẻ lại muốn chui vào bằng con đường khác, nhìn có vẻ mát mẻ hơn.
Sau cùng nhân
đây, xin bỏ một phút cầu nguyện cho dân HK được ơn trên che chở, sáng mắt, sáng
lòng trong khi hai luồng tư tưởng một là chủ nghĩa chính trị, hai là đạo lý
thông thường đang đụng nhau như thiên lôi giáng. Nhưng người ta thường chỉ để ý
đến những chuyện dù thấy lớn đến đâu vẫn chỉ là chi tiết cỏn con, vu vạ đánh đấm.
Stalin thực hiện cuộc thành trừng dù kinh hoàng, nhưng kinh hoàng chính vẫn là
cái tập thể sau cùng là LBXV, là cái rọ mà người LBXV phải ở tron gđó hơn 70 năm.
Có phải không?
Ơn trên cho con người quyền chọn lựa, nhưng không bảo
chọn thế nào. Vận mệnh đang trong tay từng người và nghiệp quả của cả một dân tộc.
Đàng trước có một cửa vào ra không bờ bến, một cửa vào rồi thì chịu khó chờ
trăm năm sẽ biết hạnh phúc hay không.
Và kỳ bầu cử sắp tới xem ra là cơ hội vô cùng hệ trọng
cho dân HK, nó quyết định nước Mỹ được cứu với CH hay là cánh cửa mới Cấp tiến
xã nghĩa của DC sẽ mở ra cho HK một đi không dễ gì trở lại.
Vĩnh Tường
No comments