Tin Mới

TÔN CHỈ DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT Cho Trẻ Gốc Việt


TÔN CHỈ DẠY VÀ HỌC CHO TIẾNG VIỆT
Cho Trẻ Gốc Việt

TÔN CHỈ DẠY VÀ HỌC
Trường Việt Ngữ
(Hải Ngoại)

A.                 T Chc:

1.      Tuyệt đối tôn trọng tinh thần văn minh, tự do, dân chủ. Phân công phân nhiệm rõ ràng, không theo kiểu chế độ thủ trưởng, tập quyền.
2.      Tổ chức trường, lớp theo lề lối giáo dục sở tại. - Tuyệt đối không theo lối tổ chức ở xã hội khác, chẳng hạn như kiểu mẫu ở Việt nam để tránh làm tăng thêm khác biệt trong suy nghĩ và cách sinh hoạt có thể gây xung đột, trở ngại cho sự hội nhập, phát triển độc lập cá nhân của con em trong khi chen vai tiến bộ cùng các dân tộc khác.

B.                 Ni Dung:

1.      Lấy NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ , TÍN làm trọng để tạo căn nguyên, giềng mối an bình hạnh phúc cho gia đình, xã hội.
2.      Lấy NHÂN BẢN, TỰ DO làm nền tảng trong bài giảng, bài dạy - Luôn luôn tôn trọng nhân phẩm của con em như một con người độc lập toàn vẹn, tự do phát triển.
3.      Lấy CHÂN, THIỆN, MỸ làm cứu cánh để giúp con em hướng thượng vượt trên bản năng thấp hèn của các loài thú vật.
4.      Lấy BI, TRÍ, DŨNG trong quan hệ tương tác, ứng xử với tha nhân góp phần giúp các em phát triển thuận lợi trong quá trình hoàn thiện nhân cách.
5.      Tôn trọng SỰ THẬT LỊCH SỬ của người tỵ nạn cộng sản khi có bài vở hoặc có điều liên quan cần đề cập đến nguồn gốc của các em. Trường sẽ tuyệt đối trung thực với lịch sử.
6.      Nội dung bài vở LÀNH MẠNH, THỰC TIỄN, phù hợp với đời sống thực tế hiện tại.
7.      Tuyệt đối KHÔNG NÊN dùng sách vở soạn và in ấn tại Việt nam vì lẽ định nghĩa về con người khác nhau, mục tiêu giáo dục khác nhau, nội dung giáo dục dĩ nhiên khác nhau. Nếu không thì tai hại không lường kéo dài cho con em nhiều thế hệ tương lai. (xem chi tiết trang 2)

C.                  Phương Pháp:

1.      Tổ chức dạy và học, quan hệ giữa thầy cô giống như ở nước sở tại, (có thể tham khảo cách sinh hoạt hàng ngày của con em ở trường lớp chính khóa), và không xa rời hoa tinh hoa văn hoá Việt nam đã minh định ở nội dung trên.
2.      Giảng dạy: Thầy cô dựa theo các phương pháp giảng dạy ở nước sở tại - tiên tiến - để giúp cho con em mở rộng thêm hiểu biết chứ không làm trở ngại tư tưởng và câu nệ bỡi những tập quán không còn thích hợp. 
3.      Thầy cô cố gắng tham khảo kiến thức chuyên môn đặc biệt về ngữ học, rút tỉa kinh nghiệm cá nhân và luôn luôn cải tiến phương pháp giảng dạy.
4.      Nếu có cơ hội và điều kiện, thầy cô cần tham dự các lớp huấn luyện sư phạm thực hành cấp tốc, ngắn hạn để nâng cao khả năng, vừa giúp giảm thời gian vừa đạt hiệu quả cao hơn trong giảng dạy.

QUÁ TRÌNH XÁC LẬP
TÔN CHỈ CỦA TRƯỜNG VIỆT NGỮ

A.              NHN ĐNH:

1.      Xét vì sự cần thiết giữ gìn tiếng Việt để dễ dàng nối kết chặt chẽ, góp phần giữ gìn quan hệ tốt đẹp giữa các thế hệ ở phạm vi gia đình và cộng đồng người Việt.
2.      Xét vì sự cần thiết giữ gìn tiếng Việt  để góp phần vào việc bảo tồn nguồn gốc và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc Việt ở quê mới.
3.      Xét vì con em Việt nam ở đây là công dân Hoa Kỳ (hoặc ở các nước tự do khác) có nguồn gốc đặc biệt, có cha mẹ là người thuần Việt hoặc hợp chủng. Đối tượng đặc biệt vì đặc điểm tâm lý: hầu hết 99.9% ông bà, cha mẹ các em là người t nạn cộng sản dù là vì kinh tế hay chính trị cũng đều từ đó mà ra. Các bậc phụ huynh rất lo ngại con em của mình bị hướng dẫn sai lầm. Họ xem con em là những viên ngọc qúi kết tinh bằng ý chí yêu chuộng tự do vượt trên sinh mạng. Chúng là trụ cột tương lai gia đình, dòng họ và dân tộc. Vì vậy trường được tồn tại và phát triển hay không nhờ vào sự hiểu biết đặc điểm này. Vô tình hay hữu ý va chạm hay xem thường đặc điểm này sẽ dẫn đến hậu quả không lường. Biết tiếng Việt hay không sẽ tức khắc trở thành điều phụ huynh không cần thiết. 
4.      Xét vì tương lai của các em tùy mức độ hội nhập nhuần nhuyễn vào xã hội HK để tranh đua cùng các dân tộc khác.
5.      Xét vì mục tiêu giáo dục tự do, coi trọng nhân bản - mỗi cá nhân là một đơn vị độc lập và được giúp đỡ phát triển toàn diện, không lệ thuộc bất kỳ một chủ thuyết, cá nhân lãnh đạo nào…
6.      Xét vì phương cách tổ chức dạy và học cũng theo mục tiêu trên mà khác xa với lề lối và nội dung giáo dục ở Việt nam. Quan niệm về con người, đánh giá về con người, hình thức xã hội khác nhau thì mục đích và mục tiêu giáo dục nhất định khác nhau và do đó mà cách tổ chức cũng như phương pháp dạy và học cũng khác nhau. Đây là nguyên lý bất biến.
7.      Xét vì: Thứ nhất, ở đây tiếng Anh là ngôn ngữ chính cho mọi dân tộc. Các em tiếp thu, xây dựng kiến thức, được giáo dục và trưởng thành từ trường học hàng ngày và mưu cầu hạnh phúc trong tương lai, tất cả đều bằng tiếng Anh. Tuy là người gốc Việt nhưng   phạm vi sử dụng tiếng Việt hạn hẹp hơn tiếng Anh - trong phạm vi gia đình và cộng đồng người Việt. Kiến thức khoa học tự nhiên và nhân văn phần lớn nằm trong ngôn ngữ Anh. Thứ hai, khi các em đã học, đã biết nói, biết viết tiếng Anh các ơ năng phát âm của các em (lưỡi, răng, nướu, cúa, luồng hơi, dây thanh âm…) và cách vận dụng đã quen với hệ thống tiếng nói của người Anh, Mỹ. Chính vì hai lý do này mà về mặt dạy và học, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thứ hai mặc dù con em là người gốc Việt. Cho rằng hay bắt buộc tiếng Việt phải là ngôn ngữ chính không khác nào từ chối sự vươn lên của con em ở quê mới. 
8.      Xét vì sự phát triển văn minh không ngừng trong đời sống hiện tại ở nước tự do, nội dung bài dạy cần cập nhật, hướng đến đạt mức thực dụng hàng ngày để nâng cao hiệu quả: Làm sao cho các em có thể sử dụng ngay những gì vừa học. Điều này sẽ gây hứng thú và tin tưởng cho cả con em lẫn phụ huynh.
9.      Xét vì có điểm khác nhau giữa hai nền văn hóa Mỹ Việt, qua việc dạy tiếng Việt, dạy cho các em cách đối nhân xử thế, tiếp vật thế nào để tránh sự nệ cổ truyền thống gây nên sự xung đột với sinh hoạt với môi trường xã hội ở trường chính khóa. Điều này chẳng những có ích lợi trong việc dạy và học mà còn đóng góp to lớn cho con em và gia đình tránh xung đột, hội nhập hài hoà vào xã hội Hoa Kỳ để đạt thành công tốt đẹp mà không mất đi bản sắc dân tộc.
10.  Ngoài ra, nếu trường nằm trong phạm vi tổ chức của tôn giáo thì mong sao TÔN CHỈ (đề nghị) chung cho con em người gốc Việt được quan tâm đặc biệt hoà nhập với triết lý, tinh hoa của tôn giáo ấy.

B.                 CHI TIT TÔN CH DY VÀ HC ca Trường Vit Ng

                   I.            Tổ Chức:
1.      Tất cả các thành viên trong tổ chức trường học tuyệt đối không tự vượt quá quyền hạn và nhiệm vụ của mình: tôn trọng tinh thần tự do, dân chủ; tuyệt đối không theo kiểu chế độ tập quyền, thủ trưởng. Đây là lề lối sai lầm, lạc hậu, phản khoa học, thủ tiêu sáng kiến, chậm tiến gây nhiều trở ngại cho sự phát triển.
2.      Đặc điểm của giáo dục Hoa Kỳ là đem xã hội vào học đường. Các em tiếp cận hàng ngày với lề lối ấy. Tuy chỉ các em chỉ có vài tiếng đồng hồ ở trường mỗi tuần nhưng ở đây cũng không vì thế mà xem nhẹ cơ cấu tổ chức và cách sinh hoạt. Trường lớp KHÔNG tổ chức theo kiểu ở xã hội khác, chẳng hạn như kiểu ở Việt nam: có lớp trưởng lớp phó, ban trật tự, ban theo dõi… theo kiểu áp đặt quản lý lên con người - tập thể hóa xã hội làm ngăn trở sự phát triển độc lập cá thể vì như thế sẽ tạo thêm sự trở ngại cho con em chúng ta trong bước đường hội nhập vào xã hội hiện tại để phát triển.
                II.            Nội Dung:
   Tuy chỉ dạy và học đọc - viết – nói – nghe tiếng Việt nhưng đã nói đến dạy và học tức là nói đến đề tài có liên quan đến giáo dục. Tầm ảnh hưởng của giáo dục đối với con người rất lớn và ảnh hưởng lâu dài chứ không phải như tu bổ máy, sửa máy. Do đó, nhà trường không thể lơ là, xem nhẹ mà phải đặt trên nền tảng:
1.      Lấy NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ , TÍN làm trọng. Đây là căn bản làm người. Đây là tinh hoa văn hoá của nhân loại, là giềng mối tạo an bình cho xã hội trước khi phải dùng đến luật pháp. Xã hội nào đạp đổ hay xem thường tinh hoa đức dục chắc chắn đạo đức sẽ suy đồi, con người sẽ thoái hoá, xã hội sẽ mục ruỗng, băng hoại, nhiễu nhương nhiều thế hệ không dễ gì xây dựng lại.
2.      Lấy NHÂN BẢN, TỰ DO làm nền tảng trong lời giảng, bài dạy. Xem con người là đơn vị độc lập, có ý thức và tự do. Con người là tiêu điểm, nhân phẩm và hạnh phúc của con người phải được tôn trọng . Nguyên tắc này chỉ có ở các nước có chế độ tự do thật sự.
3.      Lấy CHÂN, THIỆN, MỸ làm cứu cánh để con người hướng thượng vượt trên bản năng thấp hèn của các loài thú vật. Tinh thần tôn trọng sự thật, không chấp nhận sự dối trá -  Yêu quí và nâng cao giá trị điều thiện - Quí cái đẹp trong tâm hồn cao thượng. Đây là phẩm chất mà các tôn giáo không ngừng nâng cao cho nhân loại.
4.      Lấy BI, TRÍ, DŨNG trong quan hệ tương tác, ứng xử với tha nhân: Tình yêu thương đồng loại và vạn hữu – Tinh thần sáng suốt, quyết định thông minh đúng đắn trong các trường hợp, không để bị lừa bịp, b lợi dụng bỡi có lòng tốt – Rèn luyện dũng khí thắng chính mình trước cám dỗ của lợi lộc, quyền uy, không nhu nhược khuất phục bạo quyền mà quyết định sai lầm dẫn đến hậu quả khđau cho người khác. Đây là cái đức làm cho con người thật sự trưởng thành.
5.      Tôn trọng SỰ THẬT LỊCH SỬ của người t nạn cộng sản khi cần đề cập đến nguồn gốc của các em trường sẽ tuyệt đối trung thực với lịch sử. “Ông bà cha mẹ các em, các em có mặt ở đây là vì phải t nạn cộng sản chứ không phải vì những lý do nào khác như sự tuyên truyền phỉ báng”. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, có quan hệ đến sự tồn vong của dân tộc và danh dự nhiều đời sau của công dân gốc Việt khi cùng sánh vai với các dân tộc khác ở bản xứ. Chẳng những thế, với mục tiêu gần, điều này sẽ tạo niềm tin và sức mạnh vươn lên của trường. Sơ sót, thiếu thận trọng trường sẽ rơi vào tình thế tấn thối lưỡng nan dẫn đến thụt lùi, thất bại rất nhanh và khó bề sửa chữa.
6.      Nội dung bài vở LÀNH MẠNH, THỰC TIỄN KHÔNG TRÁI NGHỊCH NHÂN ĐẠO song song với hiểu biết các em đang lãnh hội trường chính khóa để tăng thêm sự hữu dụng tức khắc, tạo niềm hứng thú cho cả con em và phụ huynh.
7.      Tuyệt đối KHÔNG NÊN dùng sách vở soạn và in ấn tại Việt nam vì lẽ định nghĩa về con người khác nhau, mục tiêu giáo dục khác nhau, nội dung và phương pháp giảng dạy dĩ nhiên khác nhau. Nếu không thì sự  tai hại thấm dần đến mức không lường cho tương lai nhiều thế hệ của con em và cộng đồng người gốc Việt. Ở Việt nam xã hội chủ nghĩa, cái nhìn về con người và tư tưởng được minh định rõ ràng theo học thuyết cộng sản Marxism Leninism. Người ta đặt khuôn mẫu xã hội trước rồi kim chế, uốn nắn, nhào nặn con người theo một mẫu vừa khớp vào như bộ phận của một chiếc máy; con người mất dần tính linh động, trở thành công cụ chỉ để phục vụ cho chế độ và chủ nghĩa ấy mà thôi. Trong khi đó theo chiều hướng ngược lại, ở các nước tiên tiến tự do dân chủ thật sự, giáo dục lấy tinh thần nhân bản làm nền tảng, xem con người ngay ở đời mình là cứu cánh, mỗi con người sinh ra là một đơn vị độc lập. Giáo dục là  tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và hướng dẫn mọi cá nhân phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách, trưởng thành và tự khai mở hết tiềm năng của mình vào việc mưu cầu hạnh phúc cá nhân và nhờ đó mà xã hội tiến bộ.
             III.            Phương Pháp:
1.      Trường Việt ngữ chỉ giảng dạy một môn duy nhất là tiếng Việt. Các thầy cô thường là những người có tấm lòng vàng chịu bỏ thời gian qúi báu của cá nhân để làm thiện nguyện và hầu hết các thầy cô đều làm việc có tính nghiệp dư. Trong trường hợp này, phụ huynh cần thông cảm cho những khó khăn của các thầy cô và nên tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ. Điều mà phụ huynh có thể mong mỏi ở đây là quí thầy cô cố gắng nâng cao khả năng bằng cách tự tham khảo, tự học hỏi:
2.      Cách thức tổ chức lớp - ở các nước sở tại. (có thể qua tham khảo cách sinh hoạt hàng ngày của con em ở trường lớp chính khóa). tuyệt đối không tổ chức theo kiểu ở Việt nam – chẳng những không phù hợp với nền giáo dục tự do nhân bản mà còn tạo thói quen làm tăng thêm mâu thuẫn khiến các em khó hoà nhập với đời sống học đường ở đây.
3.      Mong quí thầy cô cố gắng học hỏi các phương pháp giảng dạy ở nước sở tại - tiên tiến, là thế nào để giúp con em mở rộng thêm hiểu biết mà không làm trở ngại tư tưởng và tạo sự câu nệ bỡi những tập quán không còn thích hợp.
4.      Mong quí thầy cô cố gắng tham khảo kiến thức chuyên môn về ngữ học Việt nam như một sinh ngữ mới, rút tỉa kinh nghiệm cá nhân và luôn luôn cải tiến phương pháp giảng dạy.
5.      Nếu có cơ hội và điều kiện thì nên tham dự các lớp sư phạm cấp tốc, ngắn hạn để nâng cao khả năng, giảm thời gian và đạt hiệu quả chắc chắn và cao hơn.
Nhân việc dạy con em của mình, xin đề xuất tôn chỉ chung này mong góp chút sức mọn cho tương lai con em của những người có cùng lịch sử tỵ nạn. 
Quí anh em nào có cùng tấm lòng muốn dấn thân đóng góp giải tỏa nổi trăn trở của các bậc phụ huynh nhưng bản thân chưa kinh qua sư phạm, và muốn tham khảo ý kiến chuyên môn xin ghé vào trang nhà để thạm khảo hoặc liên lạc tác giả - nhà giáo tốt nghiệp Sư Phạm trước 1975 trong chế độ VNCH.
Lee Duong

No comments