Vụ Kiện về THUYẾT CHỦNG TỘC TRỌNG YẾU
Theo tin từ The Epoch Time 25/12/21
Các bậc cha mẹ ở Virginia đã kiện Hội đồng Trường học Quận Albemarle về cái gọi là tài liệu giảng dạy “chống phân biệt chủng tộc” mà họ cáo buộc là đang dạy dỗ con cái của họ bằng các nguyên lý của Thuyết Chủng tộc Trọng yếu (CRT https://www.theepochtimes.com/t-crt) thực chất là phân biệt chủng tộc.Các
nguyên đơn, 9 bậc cha mẹ và con cái của họ, đã nộp đơn khiếu nại (pdf) tại Tòa án Quận Albemarle vào ngày 22 tháng 12 với sự
trợ giúp của luật sư từ Alliance Defending Freedom (ADF) một tổ chức phi lợi nhuận hợp pháp.
ADF
cho biết trong một tuyên bố rằng
phụ huynh đã đệ đơn kiện hội đồng nhà trường vì “ban hành các chính sách phân biệt đối xử và truyền dạy học sinh theo tư
tưởng cấp tiến,” vi phạm quyền công dân của học sinh bằng cách đối xử khác
biệt dựa trên chủng tộc.
Cố
vấn cấp cao của ADF Kate Anderson cho biết trong một tuyên bố. “Thân chủ của chúng tôi tin rằng mỗi người đều
được tạo ra theo hình ảnh của Chúa, đáng được tôn trọng, và do đó, không nên bị
trừng phạt hoặc khen thưởng vì điều mà họ không kiểm soát được,” “Các trường công không có quyền hạ phẩn giá của học sinh vì chủng tộc,
dân tộc hoặc tôn giáo của họ.”
Trường
Công lập thuộc Quận Albermarle đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận
về vụ kiện.
Đơn
khiếu nại của phụ huynh lưu ý rằng, vào năm 2019, Trường Công lập Hạt Albemarle
đã thông qua “Chính sách Chống Phân biệt chủng tộc” với mục tiêu đã nêu là
xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, nhưng chính sách này và việc
triển khai nó vào chương trình giảng dạy của trường học được đưa vào các ý tưởng
của CRT, "xem mọi người và mọi thứ qua lăng kính của chủng tộc."
Đơn
khiếu nại nêu rõ “Khác xa với việc khám phá những ý tưởng hoặc triết lý xung quanh công
lý và hòa giải, hệ tư tưởng đó khuyến khích sự phân chia chủng tộc, định kiến
chủng tộc và sự thù địch chủng tộc. Chính sách cũng vậy,”.
Các
bậc cha mẹ cho rằng việc đưa CRT vào chương trình giảng dạy đồng nghĩa với việc
“nắm
bắt một cách hiểu mới căn bản về 'phân biệt chủng tộc' gây tổn hại và phỉ báng
tất cả mọi người," phân loại tất cả các cá nhân thành các nhóm chủng tộc
và xác định họ là "những kẻ áp bức đặc quyền vĩnh viễn hoặc những thành
viên vĩnh viễn bị nạn nhân hóa của áp bức, loại bỏ quyền tự quyết đối với cả
hai.”
Đơn
khiếu nại nói rằng các ý tưởng của CRT không chỉ hàm ý phân biệt chủng tộc
không chỉ đối với những người có ý thức phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc mà
còn với “những người thuộc một chủng tộc nhất định (da trắng) không tham gia
tích cực vào việc vứt bỏ theo quy định” mà những người ủng hộ CRT lập
luận là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống đã len lỏi vào các thể chế của
Mỹ và hiện diện ngầm trong thái độ của những người không tích cực “chống
phân biệt chủng tộc”.
Theo
tài liệu lớp học được trích dẫn trong đơn khiếu nại, một ví dụ về CRT trong
chương trình giảng dạy ở trường liên quan đến một phân đoạn hướng dẫn học sinh
lớp 8 hiểu phân biệt chủng tộc là "sự
gạt ra ngoài lề và / hoặc áp bức người da màu dựa trên hệ thống phân cấp chủng
tộc được xây dựng xã hội đặc quyền cho người da trắng".
Một
ví dụ khác có một phân đoạn khuyến khích sinh viên “chống phân biệt chủng tộc”, bởi vì “không đưa ra các lựa chọn chống phân biệt chủng tộc, chúng tôi (không)
có ý thức đề cao các khía cạnh của quyền tối cao của người da trắng, văn hóa da
trắng thống trị, và các thể chế bất bình đẳng và xã hội."
Các
bậc cha mẹ đang yêu cầu tòa án ngăn chặn khu học chánh thực hiện các phần của
chính sách “chống phân biệt chủng tộc”
trong đó yêu cầu “nhồi sọ học sinh
Albemarle theo tư tưởng phỉ báng học sinh — tất cả học sinh — dựa trên chủng tộc
của họ”.
Họ
chỉ ra rằng chính sách này vi phạm quyền được bảo vệ bình đẳng của nguyên đơn,
buộc họ phải khẳng định những thông điệp đi ngược lại niềm tin của họ, bịt miệng
những ý kiến phản bác sự vi phạm quyền tự do ngôn luận và can thiệp vào quyền
định hướng việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái của cha mẹ.
(Bản
tin củ phóng viên Tom Ozimek chấm dứt.)
Phân
tích của Diễn Đàn Độc lập:
Khởi
đầu là cáo buộc phân biết chủng tộc có hệ thống mà không đưa ra bằng chứng hệ
thống như thế nào. Các loài thú bốn chân cũng tranh giành vùng ảnh hưởng sinh tồn. Kỳ thị là bản chất của chủng loại sinh vật
cao cấp – con người. Thời kỳ tộc họ đến bộ lạc đã qua từ lâu, và hiện đại là các
thể chế xã hội. Hoa kỳ là nước hợp chủng - HỢP CHỦNG QUỐC, là nơi tất cả các dân
tộc trên thế giới đều có mặt, sống chung. Trải qua 245 năm, có hiến pháp là bộ
luật tối cao, đến từng tiểu bang cho đến các thành phố, quận hạt lớn nhỏ đều có
luật lệ cấp phân biệt đối xử. Phải nói là cá nhân hay chủng tộc dù có kỳ thị
trong máu, nhưng xã hội KHÔNG CÒN CÁI GỌI LÀ HỆ THỐNG KỲ THỊ. Nếu có thì xã hội
này tan rã từ lâu rồi chứ không đợi đến 245 năm.
Đưa
ra cáo buộc rằng HK kỳ thị có hệ thống - chủ yếu nhắm vào đa số, đó là da trắng,
mà không có dẫn chứng cụ thể hệ thống nào, hệ thống ấy nằm ở đâu và diễn ra làm
sao. Vậy là ý gì?
Thông
thường có lửa mới có khói. Nhưng ngày nay có khói mà không có lửa người ta cũng
làm được. Trong xã hội nếu cứ lặp đi lặp lại cái giả nhiều lần thì chuyện không
có cũng khiến một số người bán tín bán nghi hoặc không ít người tin rằng có. Và
từ đó người dân cả tin hoặc thờ ơ sẽ có thể mặc nhiên đồng ý với một giải pháp
cho cái không thật sự xảy ra. Đó là bước thứ nhất, nhám vào người da trắng bởi
da trắng chiếm đa số. Chính sách nghe có lý đặc biệt đối với người da màu, nhồi
sọ cho trẻ em “chống phân biệt chủng tộc”.
Cái
tên của chính sách chống cái này hay ủng hộ cái kia như thế nghe không sai. Nhưng sai ở chỗ áp dụng không đúng chỗ
- đó là môi trường giáo dục con trẻ.
Nó xâm nhập đến tư tưởng, đến bản chất người chứ không phải là quy luật sống
chung trong xã hội. Chính sách của con người làm ra chứ không phải là thánh
kinh hay kinh sách chuông mỏ ở chùa, giúp con người thăng hoa.
Chống
phân biệt chủng tộc ở đây tức là dạy cho học sinh cách phân biệt chủng tộc mới,
thâm sâu hơn, chắc chắn hơn, và đa quái hơn. Nó sẽ nảy ra nhiều ngõ ngách xung
đột, bất trị hơn.
Nhà
trường thông qua “Chính sách Chống Phân
biệt chủng tộc” và tức là dạy cho học sinh chống cái chưa xảy ra cũng đồng
nghĩa nên bắt đầu "xem mọi người và mọi thứ qua lăng kính của chủng tộc." Về
điểm này, đơn kiện của phụ huynh rất chính xác.
Hàng
ngày các em bé gặp nhau tranh đua, giúp nhau trong học tập, làm bạn với nhau,
chia vui sẻ buồn, không hề để ý gì đến màu da. Bây giờ chúng ta nhắc cho chúng
hãy để ý đến màu da và sự khác biệt dưới làn da ấy. Dưới mắt Thiên Chúa “con người sinh ra đều bình đẳng”, và Đức
Phật cũng vậy, “chúng sanh bình đẳng”,
đó là nền tảng giúp cho con người biết yêu thương và an lạc. Nhưng nếu chúng ta
bảo chúng nên hoài nghi và chống cái chưa xảy ra. Thử nghĩ xem như thế có phải
là chúng ta từ chối thánh thiện và gieo hạt xung đột từ trong miền đất lành “nhân chi sơ tính bổn thiện” của chúng không?
Như thế không phải là chúng ta mở đường đưa con em chúng ta tham quan địa ngục
không? Và đã như thế thì làm thế nào để sửa một xã hội đổ nát khi biết được thì
đã muộn. Câu trả lời sau cùng sẽ là nhà nước có lý do toàn trị sẽ hình thành.
Đơn
kiện lập luận của phụ huynh cũng nêu chính xác các vấn đề nảy ra do chống
cái chưa xảy ra. Xin lặp lại để thấy rõ không chỉ là da trắng tổn thương,
mà da màu hay bât kỳ ai không tích cực tham gia chống cũng bị liệt vào thành phần
kỳ thị có hệ thống. Và giả sử liệu sau khi quỉ thần hay bùa phép, xóa bỏ được tâm
tư tự hào về màu da trắng – mà họ cho rằng có thật, thì sẽ đến màu da nào sẽ là mục tiêu. Oan oan
tương báo bao giờ mới dứt?
Đơn
kiện của phụ huynh đã nêu:
“…hệ tư tưởng đó khuyến khích sự phân chia chủng tộc, định kiến chủng tộc và sự
thù địch chủng tộc. Chính sách cũng vậy, ”
Đưa CRT vào chương trình giảng dạy đồng
nghĩa với việc “nắm bắt một cách hiểu mới
căn bản về 'phân biệt chủng tộc' gây tổn hại và phỉ báng tất cả mọi người,"
phân loại tất cả các cá nhân thành các
nhóm chủng tộc và xác định họ là "những kẻ áp bức đặc quyền vĩnh viễn hoặc
những thành viên vĩnh viễn là nạn nhân hóa của sự áp bức, từ chối quyền tự quyết
đối với cả hai.”
Đơn khiếu nại nói rằng các ý tưởng của
CRT không chỉ hàm ý phân biệt chủng tộc, không chỉ đối với những người có ý thức
phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc mà còn với “những người thuộc một chủng tộc
nhất định (da trắng) không tham gia tích cực vào việc tháo dỡ theo quy định” mà
những người ủng hộ CRT lập luận là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống đã
len lỏi vào các thể chế của Mỹ và hiện diện ngầm trong thái độ của những người
không tích cực “chống phân biệt chủng tộc”.
Và
một khi con em đã được nhồi sọ, huấn luyện “chống” chứ không phải là giáo dục
thì ai có thể lường được hậu quả đối với xã hội tương lai sẽ như thế nào.
Ai đã xem phim Chúng Tôi Muốn Sống (1956) thì ắt đã thấy sức mạnh của một tập thể tòa án nhân dân như thế nào - bởi lương tri không thắng nỗi sự sợ hãi trước của một tập thể nhất trí vì sợ hãi.
Kết
nối tập thể tư tưởng sợ để chống cái chưa xảy ra, tức là mỗi cá nhân tự trở thành
con ốc, tự xây tường cách ly, hoài nghi sẽ thay cho chữ tín. Tập thể đoàn kết
trên bề mặt và bên dưới là sự sợ hãi . Tập thể sợ hãi lẫn nhau là điều mà không
ai muốn xảy ra với hình thức này hay hình thức khác cho đất nước này, không phải sao?
No comments