Tin Mới

Tổng Thống Trump và Mặt Trận Iran


Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 68
Tổng Thống Trump và Mặt Trận Iran
Hoa Kỳ Đang Bị Bủa Vây (Phần 1)
… sóng sau dồn sóng trước, lại một đợt nữa HK đang bị nội công ngoại kích; khủng hoảng khắp nơi và Bộ chỉ huy đang bị đảng phái trong nước tấn công. Tổng thống Trump ứng phó ra sao và những gì sẽ đến?
Thời Trump, dường như các ông sư, ông sĩ An mam ta đều trở thành quân sư hết thảy, nhưng tiếc là Tổng thống Trump chắc vì bận quá nên không có thời gian mở đài tiếng Việt để nghe quý vị hướng dẫn.
Có phải Tổng thống và nước ta [HK] đang bị bao vây bên ngoài đánh vào; bên trong, đảng DC đánh ra như có nội ứng, ngoại hợp hay không? Và tại sao Tổng thống và chính phủ HK hành động thế này mà không làm thế kia theo như mấy quân sư An- nam trên các đài Dân chủ, vân vân và vân vân?… Bình dân ít học, chúng ta nhìn thấy gì và có ý kiến gì chăng?
Hôm nay cùng nói đến Iran, còn Trung Cộng, Bắc Hàn, Nga, Biên Giới, Dân chủ trong nước, chúng ta sẽ lần lượt nói sau:
IRAN: Từ Hiệp Ứớc gọi là Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện Chung thời Obama đến sự leo thang xung đột.
1. Tổng thống Iran đương nhiệm là ông Hassan Rouhani đắc cử nhiệm kỳ hai và nhậm chức ngày 5 tháng 8, 2017 và sẽ mãn nhiệm sau 4 năm tức là 2021 – năm đầu nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ.
2. Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện Chung (The Joint Comprehensive Plan of Action = JCPOA), công của chính phủ Obama và được ký dưới hình thức như một sắc lệnh hành pháp 14/7/2015 và có hiệu lực từ ngày 16/1/2016. Tham gia hiệp ước gồm Hoa Kỳ, Iran, Nga, TC, Anh, Pháp, Đức. Chính phủ Obama đã giải ngân $150 tỷ và dùng máy bay chở $1.8 tỷ tiền cash giao cho Iran – Hiệp ước này không thông qua Quốc hội, vì Obama biết nếu đem ra mổ xẻ, tranh luận thì Lập pháp sẽ không thể phê chuẩn vì hiệp ước vô cùng quan trọng mà trách nhiệm “tự giác” nhiều hơn là những điều kiện ràng buộc đáng tin cậy. Đây chính là những lý do mà Tổng thống Trump vứt hiệp ước vào sọt rác ngày 8/5/2018. Ông nói: JCPOA là"thỏa thuận tệ hại, một chiều đáng lẽ không bao giờ được thực hiện". Sau khi rút chân khỏi hiệp ước này, Chính phủ HK liền áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế lên Iran.
Hiệp ước có mấy điểm quan trọng như sau, xin nhắc lại để bình dân chúng ta dễ suy xét:
>> Việc nghiên cứu và phát triển chương trình nguyên tử tại Natanz và giới hạn cho tới 2024
>> Iran sẽ không được phép xây dựng thêm các lò phản ứng nước nặng hoặc tích lũy bất kỳ lượng nước nặng dư thừa nào cho đến năm 2031. (tức là tạm thời trì hoãn)
>> Giới hạn dự trữ uranium đã tinh luyện của Iran - được sử dụng để sản xuất nhiên liệu lò phản ứng, nhưng cũng là vũ khí hạt nhân - cho đến năm 2031 và số lượng máy ly tâm được lắp đặt để tinh luyện uranium cho đến năm 2026.
>> Không được làm giàu chất liệu nguyên tử năng tại Fordo cho đến năm 2031 (tức là tạm thời trỉ hoãn)
>> Cho đến năm 2031, Iran sẽ có 24 ngày để tuân thủ mọi yêu cầu thanh tra của IAEA. Nếu Iran từ chối, một Ủy ban hỗn hợp gồm các thành viên - bao gồm cả Iran - sẽ ra phán quyết về vấn đề này. Ủy ban có thể quyết định các bước trừng phạt, bao gồm cả việc áp dụng lại các biện pháp trừng phạt, dựa theo đa số phiếu bầu của Ủy ban. (Lúc này mà từ chối thì biết Iran đã đủ mọi thứ. Việc họp bàn để xử trí cách nào thì có khác nào trò đùa - hợp thức hoá chuyện đã rồi chứ phạt cái gì?)  
Đặc biệt là hiệp ước:
>> Không nói gì đến việc sản xuất hỏa tiễn có đầu đạn nguyên tử
>> Không đề cập đến hành vi của Iran tiếp tục nuôi dưỡng và làm chỗ dựa cho các tổ chức khủng bố.
>> Không liệt kê các lệnh trừng phạt cụ thể như thế nào
Mặc cho Nga và Tàu chỉ trích, hay ai trách mắng cỡ nào, Tổng thống Trump nhất định giữ lập trường cứng rắn, rút chân ra khỏi trò chơi dại dột này.
Và căng thẳng đã leo thang:
>> Iran: Đúng một năm (8/5/2019) tổng thống Iran, Rouhani đe dọa sẽ bất tuân hiệp ước nếu các nước còn lại không có biện pháp giúp Iran che chắn lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Iran sẽ ngưng bán ra lượng uranium dư thừa để gia tăng khối lượng dự trữ vượt mức quy ước.
>> Iran tuyên bố trong vòng 60 ngày nữa nếu 5 nước còn lại trong hiệp ước không tìm cách bảo vệ kỹ nghệ dầu thô và ngân hàng của Iran thì Iran sẽ tinh luyện lại uranium vượt mức giới hạn.
Các nước còn lại cũng đã cố gắng đục khoét ảnh hưởng của lệnh trừng phạt mong Iran tiếp tục tuân thủ hiệp ước. Tuy nhiên họ đã thất bại, vì các hãng xưởng lục tục rút vốn đầu tư vì sợ lệnh trừng phạt của HK. Đây là điều mà chúng ta đã nói ở một bài trước – Xin lỗi, chủ của chúng tôi là TÚI TIỀN chứ không phải là các ông bà lãnh đạo!
>> HK, Tổng thống Trump rút lại cả sự miễn trừ cho một số nước còn làm ăn với Iran, và siết chặt lệnh trừng phạt nặng hơn. Tháng này trở đi nếu nước nào còn mua dầu của Iran sẽ chịu trừng phạt như Iran; mục tiêu là xuất cảng dầu của Iran phải xuống còn zero.
>> HK Khẳng định và đưa vào sổ đen Vệ binh quốc gia Iran là lực lượng khủng bố
>> Iran đe dọa sẽ dùng vũ lực đóng eo biển Hormuz, (Strait of Hormuz) chặn đường chuyên chở một phần năm lượng dầu thế giới đi qua Vịnh Ba Tư và Vịnh Ô-man.
>> HK đáp trả sẵn sàng ứng chiến, đưa tới vùng Vịnh tàu sân bay USS Abraham Lincoln, tàu USS Arlington, lực lượng đánh bom cùng pháo đội và hệ thống hỏa tiễn Patriot chống máy bay, drone, hỏa tiễn hành trình và hỏa tiễn chiến thuật đạn đạo đdã được bố trí vòng đai: Bahrain, Jordan, Kuwait, Qatar và Các Tiểu Vương quốc Ả rập (UAE). Pháo đội ném bom - 4 chiếc phi cơ B-52 cũng đã được điều đến vịnh Ba Tư (Persian Gulf) vào hôm (7/5/19).
>> HK, ngày 8/5/19 Tổng thống Trump ra lệnh cấm vận mới, tiếp tục trên thép của Iran
>> HK, hôm sau, Bộ Trưởng ngoại giao, Pompeo bất ngờ hủy bỏ chuyến đi sang Đức để đi gặp Thủ tướng Iraq củng cố lại mối quan hệ và nhắc nhở mọi sự tấn công HK trong lãnh thổ Iraq từ phía Iran đều ảnh hưởng nặng nề tới Iraq. Điều này khiến Iran phải cẩn thận suy xét hậu quả trước khi hành động.
>> Iran cho rằng hành động của HK chỉ là cuộc chiến tâm lý dựa trên tin tức cũ mà thôi.
Và mới đây, vào sàng 13/5 hai tàu chở dầu thô của Saudi trên đường hướng đến HK, đã bị tấn công phá hoại ngoài khơi các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), ngoài khơi thành phố cảng Fujairah; tàu chỉ bị hư hỏng nặng nhưng không có thương vong và không bị chảy dầu. Hoa kỳ nghi ngờ là có bàn tay của Iran phía sau.
>> HK, hôm sau 14/5/19, chính phủ HK đang lập kế hoạch có thể đưa 120 ngàn quân sang Trung đông nếu Iran giở trò tấn công lực lượng, hay các nguồn lợi của HK. 
Yếu điểm của Iran là điểm mạnh của HK:
>> Iran tuy có Tổng thống, nhưng lãnh đạo tối cao là Giáo chủ Ali Khamenei - người đã ký hiệp ước. HK thì khác, quyền hành pháp trong tay của Tổng thống. Vì quyền lợi của HK Tổng thống được quyền điều binh khiển tướng đáp ứng ngay với mọi tình huống khẩn cấp.
>> Iran, Tổng thống Rouhani còn hai năm nữa mãn nhiệm hoặc tiếp tục tranh cử. Rouhani sợ xã hội mất ổn định, dân nổi dậy đòi thay đổi thể chế vì vấn nạn này chưa được giải quyết; nhưng HK thì không lo.
>> Iran, đầu tư nước ngoài giảm sút, từ bỏ Iran, Iran không bán được dầu, ngân hàng bị phong toả khắp nơi. Một khi khủng hoảng kinh tế, dân Iran sẽ nổi loạn như đã từng nhiều lần trước đây, và đây là điều mà Giáo chủ Ali Khamenei sẽ tỏ ra cứng rắn, bất đồng quan điểm của Rouhani. HK có tranh chấp quyền lực nhưng về chính sách lâu dài, chứ không ảnh hưởng bởi các sự kiện nhất thời.  
>> Hoa Kỳ có cả nội lực kinh tế, quân sự và cả chính trị. HK chọn ngăn chặn Iran phát triển vũ khí và khủng bố sẽ được sự ủng hộ của các nước đồng minh Trung đông như Arab Saudi, các tiểu vương quốc Arab và Do thái. Mặc dù các nước trong Liên hiệp Âu châu phàn nàn vì mất mối làm ăn nhưng rốt cuộc sẽ nhận ra HK lại là người chống đỡ cho cả bọn họ.
>> Do Thái: TT Trump công nhận Jerusalem là thủ đô và Goland Heights thuộc Do Thái không phải chỉ giải quyết xung đột đâu ra đó một lần cho xong, hoặc chỉ là thực hiện lời hứa của HK, mà các lãnh đạo tiền nhiệm đã hát hay mà không dám làm, hay không biết làm thế nào, mà còn đặt cọc cho một chiến lược mới giải quyết xung đột, sắp xếp trật tự lâu dài ở Trung đông. 
>> Do Thái: Trước đây Do thái được cho là đồng minh số một của HK, nhưng chỉ bằng lời; bây giờ đã trở thành hành động. Quan hệ giữa Israel và HK trong thời TT Trump gắn bó chặt chẽ, mạnh và bền vững hơn bao giờ hết. Do thái đã thật sự trở thành lực lượng tiên phong sẵn sàng lãnh nhiệm vụ thay HK trên một số mặt trận ở Trung đông.
Đặc biệt là đối với Iran, giấc mơ cân bằng lực lượng mà hiệp ước trì hoãn chương trình nguyên tử của Obama đã dành cho, nay đã trở thành mây khói – Do Thái từ nay không còn lo sợ bị Iran xóa tên trên bản đồ như Iran hăm dọa nữa. Khi đã có thủ đô, sự tồn tại của Do Thái đã hiển nhiên. Và vị thế đã thay đổi, Iran chẳng những không còn đe đọa được Do Thái mà ngược lại, từ đây Iran và lực lượng khủng bố của họ phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn.
Tổng thống Trump lập chiến lược và lấy nguyên tắc giải quyết xung đột theo lẽ thường - trả sự vật về với yêu cầu tương tác của sự vật, đến tận cùng trong mọi khả năng có thể, chứ không phải vì lợi ích chính trị cá nhân hay đảng phái.
Obama, Clinton và DC thì khác, chiến lược của họ là giải quyết tạm thời để ghi công chính trị, mặc cho đất nước chờ lãnh hậu quả tàn khốc hơn về sau. Chẳng hạn, vụ 9/11 là để trứng nở thành con của TT Clinton vì mấy năm trước đó khủng bố đã đánh tứ phía, nhưng không quyết tâm bắt trùm Bin Laden; cho tiền Bắc hàn ăn tiêu và xúc tiến chương trình vũ khí điểm cực đại rơi vào thời Tổng thống Trump; và bây giờ đến Iran - hiệp ước Iran [5+1] là cái gối ôm, để 10, 12 năm nữa Iran thành con monster hạt nhân. Thiên hạ sẽ ra sao chưa biết, Chắc tới nơi hãy tính! Bình dân cảm ơn Tổng thống Trump đã bắt chúng ta chịu khó một chút, không cho chúng ta chờ ngày đàohầm trú ẩn, chờ còi hụ!  
Áp dụng lệnh trừng phạt kinh tế Iran đang nghẹt thở và nhất định chính trị Iran sẽ bất ổn trở lại, Iran sẽ phải cắt giảm tài trợ khủng bố khắp nơi.
Căng thẳng đến lúc bất đắc dĩ phải leo thang, và khi chơi với lửa ai cũng biết là nguy hiểm. Nhưng đối với những tên bợm hay lấy lửa dọa người, thì nên đem lửa bỏ vào tay chúng, xem chúng xử trí ra sao! Iran đã đụng phải thứ thiệt! Donald Trump - võ say mà không say chút nào!
Tổng thống Trump không lãnh đạo từ phía sau như Obama, không hám danh chính trị, không chịu núp bóng mát để dân HK chờ lãnh hậu quả.
Iran nhất định sẽ chỉ đe dọa suông và rốt cuộc sẽ vào khung cửa hẹp ông Trump đã mở. Chắc chắn Iran không dám chơi trò hạ nhục, bắt thủy thủy HK quỳ mọp, xin tha mạng như đóng phim cho cả thế giới xem khi đe dọa chính phủ Obama.
Trong hoàn cảnh vô cùng eo hẹp, nhất là đối đầu với một người như Tổng thống Trump, bên ngoài Iran bị bao vây tứ phía, về cả kinh tế, quân sự và bên trong thì phong trào tự do dân chủ đang nhóm lửa chờ cơ hội và HK hứa đứng chung chiến tuyến, liệu Rouhani dám chơi dại, liều lĩnh động thủ, khiến HK trả đũa bằng hành động quân sự chớp nhoáng, vũ bão, không thể lường trước trên từng inch của kho vũ khí của Iran hay không?
Trong khi đang nghiên cứu việc điều binh, được hỏi liệu một cuộc xâm lược Iran có ở trên bàn không, Tổng thống Trump trả lời: "Chúng ta sẽ thấy những gì xảy ra với Iran.”… "Nếu họ làm bất cứ điều gì [manh động], đó sẽ là một sai lầm rất tệ hại”! Đây là một lời đe dọa thật khéo vậy!
Sự đe dọa của Iran chính là tự khai, lệnh trừng phạt của HK đã ảnh hưởng rất nặng đối với họ. Những điểm yếu của Iran, cũng là điểm mạnh của HK, và bây giờ là lúc Tổng thống Trump đang ăn pop corn xem TV, chờ điện thoại của Rouhani xin cho vào bàn thương lượng, như ông đã nói: Iran chỉ cần nhấc điện thoại!.
Chiến lược bao quát nhưng rất rõ ràng, chiến thuật biến thiên màu mè khiến người ta rối mắt nhưng chung quy vẫn là "một đóng một mở, - âm dương chi vị đạo." và hoan nghênh kẻ thù từ bỏ tối tăm trở về lối sáng; bao vây tử lộ để mời vào cửa sinh. Donald Trump dựa theo nguyên lý tự nhiên này và khéo léo, vận dụng hết sức mạnh của HK đang có cả về quân sự, kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội cùng một lúc đặt hết cả tấn lên huyệt sinh tử của đối phương.
Sợ cái quả thì ngăn cái nhân. Đây là vấn đề đàng nào cũng phải giải quyết dứt điểm – không để dây dưa được. Và đó là điều mà ông Trump đang làm!
Quý cụ sư, sĩ An-nam ta tỵ nạn, ai nói rằng chỉ vì chính trị mà ông Trump múa may chơi để kiếm phiếu thì e rằng nghĩ chưa đến nơi đó chăng?
Tổng thống Trump bình tĩnh tự tin, bình dân chúng ta có lẽ cũng nên như thế và hãy chờ xem cái diệu dụng của lẽ thường, đơn giản: "Vật cùng tắc biến"  
Vĩnh Tường

No comments