Hoa Kỳ Chính Thức Tuyên Bố Rút Chân Khỏi Hòa Ước Khí Hậu Paris
Bộ trưởng Ngoại
giao Mike Pompeo nói Hoa Kỳ chính thức
Tuyên bố rút khỏi Hòa ước Khí hậu Paris. HK chính thức bắt đầu tiến trình này đúng
theo lời hứa của Tổng thống Trump trong năm 2017.
Ngoại trưởng
Mike Pompeo tuyên bố bắt đầu tiến trình bằng một bằng một bản tường trình ngày
4/11/2019, nói rằng Hòa ước không hợp lý.
Ông nói: “Tổng
thống Trump quyết định rút khỏi hòa ước Paris bởi vì gánh nặng bất công về kinh
tế đặt lên vai người lao động, cơ ở kinh doanh và người Mỹ đóng thuế , theo lời
hứa của Hoa Kỳ trong nội dung hòa ước” “Hoa Kỳ đã cắt giảm tất cả các loại khí
thải, ngay trong khi phát triển kinh tế nước nhà và bảo đảm mọi công dân HK tiếp
cận năng lượng có giá phải chăng.”
Bộ trưởng cho
biết Hoa Kỳ chính thức thông báo cho Liên Hợp Quốc vào ngày 4 tháng 11 về kế hoạch
HK
Ông Pompeo cho biết,
“Hoa Kỳ bắt đầu kết hợp với thực tế của sự pha trộn năng lượng toàn cầu”, thêm
vào đó là “sự đổi mới và thị trường tự do” sẽ thúc đẩy giảm khí thải.
Ông nói: Giống
như chúng tôi đã làm trong quá khứ, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đổi mới và
phát triển nền kinh tế của chúng tôi đồng thời giảm khí thải và mở rộng bàn tay
giúp đỡ các nước bạn và đối tác của chúng tôi trên toàn cầu,”
Tiến trình này
đã kéo theo sự chỉ trích từ một số đảng viên Dân chủ vào ngày 4 tháng 11, bao gồm
Thượng nghị sĩ Tom Carper (DC-Del.) đảng viên Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban
Công trình Công cộng và Môi trường ở Thượng viện.
Quá trình rút
lui phải mất một năm để chính thức hoàn tất. Theo các điều khoản của thỏa thuận,
không quốc gia nào có thể rút chân trong ba năm đầu, tiến trình bắt đầu bằng một
lá thư gửi cho Liên Hợp Quốc.
Thỏa thuận
Paris, trong đó gần 200 quốc gia đặt ra các mục tiêu quốc gia của riêng mình nhằm
giảm hoặc kiểm soát ô nhiễm, đã có hiệu lực vào ngày 4 tháng 11 năm 2016. Hoa Kỳ
chính thức tham gia thỏa thuận dưới thời chính quyền Obama.
Tòa Bạch Ốc đã
không trả lời yêu cầu cho biết ý kiến về các kế hoạch sắp tới của chính quyền,
nhưng một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao đã nói với Thời báo Epoch trong một
email ngày 4 tháng 11, “Vị trí của Hoa Kỳ đối với Thỏa thuận Paris không thay đổi.
Hoa Kỳ có ý định rút khỏi Thỏa thuận Paris.”
Trong thông báo
năm 2017 của mình, TT Trump nói rằng hiệp định khí hậu là một ví dụ về việc
Washington tham gia một thỏa thuận chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia khác
và gây bất lợi cho Hoa Kỳ, bằng cách để công nhân và người nộp thuế ở Hoa Kỳ “chịu
trách nhiệm về sự mất việc làm, lương thấp hơn, các nhà máy đóng cửa, và sản xuất
kinh tế giảm sút nghiêm trọng.”
TT Trump cũng
cho biết Hoa Kỳ sẽ bắt đầu đàm phán để tái gia nhập Hòa ước Paris hoặc một giao
dịch hoàn toàn mới với “các điều khoản công bằng với Hoa Kỳ, các doanh nghiệp,
công nhân, người dân, người nộp thuế của Hoa Kỳ.
Myron Ebell,
giám đốc Trung tâm Năng lượng và Môi trường tại Viện Doanh nghiệp Cạnh tranh, một
nhà tư tưởng tự do phi lợi nhuận, nói với Thời báo Epoch rằng việc rút Hoa Kỳ
ra khỏi thỏa thuận là cần thiết.
Ông Ebell email:
“Ra khỏi Hòa ước Paris là hành động bãi bỏ quy định quan trọng nhất, được thực
hiện bởi chính quyền Trump trong việc duy trì chủ quyền của chúng ta và giải
phóng nền kinh tế của chúng ta khỏi một loạt các chính sách phân chia năng lượng
không bao giờ kết thúc.”
Ebell lưu ý hầu
hết các quốc gia khác trong thỏa thuận sẽ không thể đáp ứng các cam kết của họ,
và cũng chỉ ra Trung Quốc, nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới.
Ôngviết: “Trung
Quốc đã thẳng thắn thừa nhận trong cam kết rằng khí thải của Trung Quốc sẽ tiếp
tục tăng cho đến năm 2030” . “Mặt khác, nếu Hoa Kỳ ở lại Hòa ước Paris,
thì cam kết của Tổng thống [Barack] Obama năm 2015 sẽ được thi hành tại các tòa
án liên bang.”
Sự rút lui của Hoa
Kỳ có sự hỗ trợ từ các nhà lập pháp Cộng hòa. Dân biểu Jodey Arrington (CH-Texas)
vào ngày 4 tháng 11 tuyên bố giới thiệu H.Res. 676, luật pháp khuyến khích Hoa
Kỳ rút khỏi thỏa thuận Paris. Một số đảng viên Cộng hòa khác cũng là nhà đồng
tài trợ ban đầu cho nghị quyết.
Arrington tuyên
bố: “Vào thời điểm mà sự đổi mới của Mỹ đang dẫn đầu trong việc quản lý môi trường,
Thỏa thuận Paris là thay đổi cửa sổ chính trị, tốt nhất”. “Biện pháp “cảm giác-tốt”
này sẽ không có tác động có ý nghĩa đối với phẩm chất không khí quốc tế, nhưng
thay vào đó, sẽ đánh thuế rất lớn đối với các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu
và lao động, gây thiệt hại 250 tỷ đô la Mỹ và 2,7 triệu việc làm.
Ông Trump đã
nói trong bài phát biểu năm 2017 rằng, thỏa thuận về khí hậu ở Paris là một “sự tái
phân phối lại khổng lồ của người Mỹ đối với sự giàu có của Hoa Kỳ cho các
quốc gia khác,”. Ông nói nếu có mức tăng trưởng 1%, các nguồn năng lượng
tái tạo có thể đáp ứng một số nhu cầu trong nước của Hoa Kỳ. Nhưng ông nói với
mức tăng trưởng 3 hoặc 4%, mà ông nói ông dự kiến là cần thiết, đất nước sẽ có “nguy
cơ mất điện và mất ánh sáng, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ dừng lại trong
nhiều trường hợp.”
Phần lớn các mô
hình khí hậu mà Hội đồng Liên Chính phủ về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC) sử dụng làm
cơ sở cho các dự đoán của nó đã nhiều lần dự báo sai lệch về nhiệt độ tia tăng.
Theo phân tích của Viện Cato, 105 trong số 108 mô hình đã dự đoán nhiệt độ bề mặt
cao hơn trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2014, so với thực tế kỷ lục
IPCC trước đây
đã thừa nhận rằng các mô hình khí hậu không thể được sử dụng để dự đoán chính
xác những thay đổi dài hạn của khí hậu.
Báo cáo của IPCC 2018 đã nêu: “Tóm lại, một chiến lược phải nhận ra những
gì có thể. Trong nghiên cứu và mô hình hóa khí hậu, chúng ta nên nhận ra rằng
chúng ta đang đối phó với một hệ thống hỗn loạn phi tuyến tính kết hợp, và do
đó, dự đoán dài hạn về các trạng thái khí hậu trong tương lai là chuyện không
thể”
Ghi chú: "Tái phân phối" tức là lấy của người có nhiều hơn cho người ít hơn để bình quân. c/s. (redistrution). Kể ra TT Trump cũng rành tính toán xhcn toàn cầu của chính quyền trước (Obama) đấy chứ!
No comments