ĐỂ SUY GẪM VỀ THỜI ĐẠI BẤT AN Ở HK
YOUTUBE: DIỄN ĐÀN ĐỘC LẬP KỲ 340: ĐỂ SUY GẪM VỀ THỜI ĐẠI BẤT AN Ở HK |
Trước hết là tin đặc biệt TT Trump thắng lớn, nhưng không lấy gì ngạc nhiên vì chúng ta đã đóan chắc trước. Kết quả y như chúng ta đã nói ở mấy kỳ trước về tên của TT Trump trên lá phiếu. Xin nhắc lại, chúng ta đã nói: một luật, một Hiến pháp, một nước, một vấn đề, TCPV chắc chắn không muốn khủng hoảng HP, và không muốn phải nhận từng đơn kháng cáo của mấy chục tiểu bang, cho nên phải có một phán quyết đúng đắn một lần cho tất cả. Bằng không, nếu TCPV phán đáp ứng tham vọng phi lý của Dân chủ, gạt tên TT Trump để ông Biden độc diễn, thì chỉ còn một kết quả là chuẩn bị chào đón CHXHCN Hoa Kỳ. Và nay, với tỷ lệ 9/0 TCPV phán rằng các tiểu bang không thể tự quyết định gạt tên TT Trump ra khỏi lá phiếu.
“Trách nhiệm thực thi Mục 3 đối với các
quan chức và ứng cử viên liên bang thuộc về Quốc hội chứ không phải các Bang.
Do đó, phán quyết của Tòa án Tối cao Colorado không thể có hiệu lực,” lệnh theo
toàn thể nhất trí viết: “Tất cả chín thành viên của Tòa án đều đồng ý với kết quả
đó.”.
Rất
chính xác, và đúng như điều chúng ta mong đợi, vì QH là trung tâm quyền lực của
nhân dân toàn liên bang. Tổng thống là chức vụ thuộc toàn dân chứ không phải từng
bang. Phán quyết này là tin mừng cho toàn dân HK vì nền CH, độc lập, tự do, Dân
chủ cá thể của HK còn hy vọng được cứu khỏi tham vọng của phía DC.
Và
đây là mở đầu cho sự suy bại của DC và chiến thắng tiếp theo của TT Trump trong
các vụ án mà chúng ta sẽ tóm tát ở kỳ sau.
TTTrump viết trên Truth Social như sau: “CHIẾN THẮNG LỚN CHO HOA KỲ”
Bây
giờ chúng ta quay sang đề tài chính hôm nay
Một
điều vô cùng hệ trọng đến bầu cử mà đến nay nhiều người mới được biết. Đó là:
Mẫu
đơn bầu cử liên bang tức bầu Tổng thống và Thượng Nghị sĩ hay Dân biểu Hạ viện
Hoa Kỳ, yêu cầu mọi người phải tuyên thệ rằng họ là công dân Hoa Kỳ nhưng
không có yêu cầu bằng chứng nào cả.
Như
thế trường hợp có thể xảy ra, nếu anh A là một người bất hợp pháp, nhưng anh ta
chịu ơn của một đảng phái nào đó, hoặc của ai đó, hoặc thậm chí mắc nợ một tổ
chức nào đó, và điều kiện để xóa gánh nặng cả đời của an ta chỉ là đánh liều
ghi danh đi bầu, và anh ta được hứa hẹn bảo bọc, thì cơ hội rất có thể xảy ra là
anh ta sẽ ghi đơn đi bầu và chỉ trả lời dối một câu hỏi: Bạn có phải là công dân không? Bởi vì đơn không yêu cầu trưng dẫn bằng
chứng quốc tịch, Pasport gì cả. Bầu
xong, chỉ khi nào cuộc bầu cử có vấn đề và có cuộc điều tra thì mới lo. Nhưng xưa
nay chưa hề có cuộc điều tra nào liên quan đến vấn đề này.
Khủng
hoảng kinh hoàng nhất lịch sử như kết quả bầu cử 2020, đến nay, nước sông hoàng
hà cũng chưa chắc rửa sạch, vì không biết công thức cấp số nhân nào có thể biến
những vài ba lần, vài chục người trên sân vận động, thành con số 81 triệu phiếu
chỉ trong một đêm. Sự việc kỳ lạ như phép ma, đến bây giờ 75 triệu người còn
chưa rõ. Nhưng cho dù kinh khủng như thế các cuộc điều tra cũng đểu bị họ dập tắt,
mà kẻ khiếu nại còn bị bao vây lý sự cho đến ngày nay. Như vậy thì kẻ gian, người không phải công
dân có gì mà phải sợ chỉ vì trả lời lời lộn một chữ “Yes”sau câu hỏi bạn có phải
là công dân không. Có phải không?
Chỉ ba năm từ khi ông Biden lên ghế TT đến nay, có mười mấy triệu di dân BHP vào HK, trong đó con số bi bắt gặp chính thức là 7.3 triệu, và nhiều người được đeo vòngtay có mã số của tổ chức.Có hàng loạt di dân BHP mang loạt giấy tờ giả
Đây
là việc làm trái lẽ đạo, trái với lời thề bảo vệ quốc gia chưa từng có. Bây giờ,
khi biết kẽ hở của luật pháp nói trên thì chắc người dân đã có lý do để có thể
nghĩ đến câu trả lời rồi. Có phải không.
Và
đến nay Arizona mới ra luật mới, nhưng vẫn còn đi chân thấp chân cao trong luật
này.
Theo
tin từ AP và nhiểu báo khác, Arizona ra luật luật bầu cử mới của Arizona yêu cầu bằng chứng về quyền công dân khi
ghi danh đi bầu và một thẩm phán Hoa Kỳ ra phán quyết rằng luật này không mang
tính phân biệt đối xử.
Luật
này được thông qua trong bối cảnh, làn sóng đề xuất mà đảng Cộng hòa đưa ra,
sau chiến thắng năm 2020 của Joe Biden ở Arizona trước Donald Trump.
Hôm thứ Năm (29/2), Thẩm phán quận Susan Bolton kết luận
các nhà lập pháp Arizona không phân biệt đối xử khi họ thông qua luật, và tiểu
bang thực sự quan tâm đến việc ngăn chặn hành vi gian lận cử tri, và hạn chế
quyền bỏ phiếu đối với những cá nhân đủ điều kiện bỏ phiếu.
Luật
mới của Arizona yêu cầu các quận xác minh tình trạng của những cử tri đã đăng
ký mà chưa cung cấp bằng chứng về quyền công dân Hoa Kỳ, và kiểm tra chéo thông
tin đăng ký cử tri với nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau của chính phủ
Thẩm
phán Bolton viết: “Xem xét toàn bộ bằng
chứng, tòa án kết luận rằng, lợi ích của Arizona trong việc ngăn chặn những người
không phải là công dân bỏ phiếu, và thúc đẩy niềm tin của công chúng vào các cuộc
bầu cử ở Arizona, lớn hơn gánh nặng hạn chế mà cử tri có thể gặp phải, khi được
yêu cầu cung cấp bằng chứng về quyền công dân.
Trong
phán quyết trước đó, Bolton đã chặn một yêu cầu trong luật Arizona, đòi người sử
dụng mẫu đăng ký cử tri liên bang phải cung cấp thêm bằng chứng về quyền công
dân, vì như thế là vi phạm luật đăng ký cử tri liên bang năm 1993, (tức là luật
thời Clinton thuộc Dân chủ)
Bà
ta cũng đã ra phán quyết năm 2018, cho biết Arizona không được từ chối đơn đăng
ký cử tri hợp lệ của tiểu bang mà không có bằng chứng về quyền công dân, mà phải
đăng ký người nộp đơn đó cho các cuộc bầu cử liên bang.
Arizona
bắt buộc phải chấp nhận mẫu đăng ký liên bang, chỉ yêu cầu mọi người phải tuyên
thệ rằng họ là công dân Hoa Kỳ nhưng
không có yêu cầu bằng chứng nào cả, và họ chỉ được phép bỏ phiếu
bầu tổng thống, Hạ viện hoặc Thượng viện Hoa Kỳ.
Như
vậy có nghĩa là theo luật mới bất kỳ ai không cung cấp bằng chứng về quyền công
dân thì không được bầu các viên chức tiểu bang, mà chỉ được bầu các viên chức
liêng bang và Tổng thống.
Các
cử tri chỉ thuộc liên bang đã trở thành chủ đề tranh cãi chính trị kể từ khi Tối
Cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết vào năm 2013 (thời của TT Obama) rằng Arizona
không thể yêu cầu bằng chứng tài liệu về quyền công dân để mọi người bỏ phiếu
trong các cuộc bầu cử quốc gia.
Chính
phủ đã phản ứng bằng cách tạo ra hai
tầng lớp cử tri: những người có thể bỏ phiếu ở mọi cuộc đua và những người chỉ
có thể bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Nhưng ta biết rốt cuộc tất cả
đều phải trình bằng chứng công dân khi đăng ký cử tri, bởi vì tên ứng viên các
chức tiểu bang và liên bang nhiều khi có chung trong một lá phiếu. Như thế thật
lộn xộn
Và
hãy suy gẫm xem, tại sao trong đơn đăng ký bầu cử liên bang lại chừa một lỗ hổng
như cổng chào xe tải cho những người không có quyền công dân có cơ hội làm liều? Và đã có bao nhiêu phiếu bầu kiểu này,
và bầu cho bên nào, mà không tài nào kiểm tra hết, ngay cả khi có vấn đề lớn xảy
ra như cuộc bấu cử năm 2020.
Sau
khi được thông qua bằng các cuộc bỏ phiếu theo lằn ranh đảng phái, Thống đốc Đảng
Cộng hòa lúc bấy giờ là Doug Ducey đã ký các biện pháp này thành luật.
Ducey
viết trong một lá thư tháng 3 năm 2022 khi
phê duyệt một trong các đề xuất: “Tính
liêm chính trong bầu cử có nghĩa là kiểm phiếu mọi lá phiếu hợp pháp và cấm mọi
nỗ lực bỏ phiếu bất hợp pháp”.
Nhưng
luật này đã bị thách thức bởi các nhóm thuộc Dân chủ
Luật
này đã bị thách thức bởi các nhóm quyền
bầu cử và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hiện nay. Họ lập luận rằng các quy định mới sẽ
khiến việc đăng ký cử tri trở nên khó khăn hơn.
Nhưng
công dân một nước có nền Cộng hòa, tự do, dân chủ hơn 240 năm mà đăng ký cử tri
khó, và cho rằng bên CH muốn cản trở bầu cử thì thiệt lá cáo buộc lố bịch.
Một
số người cũng cho rằng các quy chế này là một nỗ lực để đưa vấn đề trở lại trước
Tối cao Pháp viện bảo thủ hơn. Nhưng tối cao pháp viện bảo thủ hơn có nghĩa là
Hiến pháp được bảo vệ chăt chẽ hơn, tránh âm mưu đảng độc quyền chuyên chế là điểu
tốt chứ không phải là điều xấu.
Một
trong hai biện pháp được thẩm phán Bolton xem xét sẽ yêu cầu các quan chức bầu
cử tiểu bang, kiểm tra chéo thông tin đăng ký với nhiều cơ sở dữ liệu chính phủ
khác nhau, để cố gắng chứng minh quyền công dân của họ, và báo cáo cho các công
tố viên bất kỳ ai mà họ không thể tìm thấy bằng chứng.
Và
nhân đây chúng ta nhắc đến vấn đề nghịch lý khác có liên quan. Đảng DC đã từng kịch
liệt phản đối một điều hết sức thuận lý là thẻ cử tri, bằng lập luận cho rằng
người dân thuộc cộng đồng thiểu số chẳng hạn như người Việt, Miên lào vân vân,
không biết đi làm thẻ cử tri, không có thời gian, không có tiền đóng lệ phí và cáo
buộc đảng CH muốn tước quyến bầu cử của cư tri thiểu số.
Trong
khi đó không có ông bà CH hay DC nào biết được ai sẽ bầu cho ai. Đã không biết
thì làm sao mà tướt, hay ngăn chặn? Không lẽ chặn nhằm hơn bỏ sót cả cử tri thiểu số có ý bầu cho mình. Lập luận
như vậy có ổn không. Vậy thì câu hỏi vẫn còn treo lơ lửng là tại sao lại để bẩu
cử nhập nhằng, không phân biệt ai là ai, ai có quyền bầu hay không trong khi đó
chỉ cần một thẻ cử tri có thể giải quyết tất cả những vấn đề?
Hơn
thế nữa tất cả da trắng, đen, vàng, đỏ đều có một tấm thẻ cử tri thì không còn
phải giải thích thế nào là bình đẳng nữa, không phải sao? Thẻ cử tri là bằng chứng
hùng hồn nhất, chứng minh sự bình đẳng trước công pháp, chứ sao gọi là bất bình
đẳng, hay là ngăn chặn quyền bỏ phiếu. Có phải không?
Như vậy vấn đề chống thẻ cử tri, chính là ở cái tâm địa bất chính “nước đục béo cò” đó thôi.
Điều tiếp theo là tìm câu trả lời cho câu
hỏi vì sao - vì sao xã hội ngày càng loạn và phân cực.
Tham
khảo bản tin từ The Epoch Time ngày 22/2/2024 c
Tham
khảo tài liệu do The Epoch Time cho biết, người dân có thể nhìn ra đằng sau bề
mặt của những danh từ hào nhoáng phục vụ cho họ, lại là những hoạt động không mấy
ai ngờ tới, và từ đó đời sống của người dân theo truyền thống nền CH, tự do,
Dân chủ của HK không thể nào tránh khỏi xáo trộn.
Một
mạng lưới tương đương với phiên bản mạng lưới nhà Koch của cách tả, Arabella
Advisors, là một nhà phân phối có thế lực cung cấp nguồn tài chính vô cùng lớn
cho các Ủy ban Hành động Chính trị (PAC) cấp tiến và các chiến dịch vận động của
Đảng Dân Chủ.
Công
ty tư vấn Arabella Advisors là một
công ty tư nhân, hoạt động vì lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, có tên tuổi
lớn nhất trong giới chính trị mà hẳn là nhiều người chưa từng nghe qua.
Công
ty này quản lý một mạng lưới phức tạp gồm các tổ chức bất vụ lợi được miễn thuế,
mạng lưới này lặng lẽ chuyển tiền cho các tổ chức cấp tiến (gồm hơn 200 tổ chức lớn nhỏ), ủy ban hành động chính trị,
và các chiến dịch của các ứng cử viên Đảng Dân Chủ.
Trong năm 2020 và năm 2022, theo hồ sơ
tài chính Arabella đã hoạt động tích cực kêu gọi bỏ phiếu theo khuynh hướng
thiên tả và tài trợ cho các thành viên Đảng Dân Chủ. Lãnh đạo của một trong những quỹ tài trợ có liên kết
với Arabella đã hứa sẽ duy trì các hoạt động của mình trong năm 2024.
Trong
báo cáo năm 2020, họ cho biết, họ cung cấp “các
dịch vụ hành chính cho các tổ chức bất vụ lợi đang nỗ lực xây dựng, cái gọi là một thế giới tốt đẹp hơn, đồng thời
giúp các nhà từ thiện trên hành
trình từ hình thành ý tưởng đến tạo ra tác động thực tế.”. Như vậy ta để ý
tổ chức từ thiện lại quàng xiêng đến hoạt động chính trị cánh tả.
Các quỹ bất vụ lợi của họ:
Theo
các biểu mẫu thuế bất vụ lợi mà The Epoch Times đã xem qua, Arabella được trả
tiền để cung cấp các dịch vụ hành chính, vận hành, và quản lý cho sáu quỹ hoạt động chính trị được miễn
thuế:
1.
Quỹ Đầu tư Mạo hiểm
Mới (New Venture Fund),
2.
Quỹ Mười sáu Ba
mươi (Sixteen Thirty Fund),
3.
Quỹ Hy vọng Tốt (Hopewell),
4.
Quỹ Gió Thuận
(Windward Fund),
5.
Quỹ Phương Bắc
(North Fund), và
6.
Quỹ Động Lực
(Impetus Fund).
TỔ CHỨC DÀY NHƯ CHÂN RẾT:
Trong
khi đảng CH không thấy có tổ chức nào thì phía đảng DC có tổ chức Ủy ban Hành động
Chính trị cánh tả hoạt động đằng sau đảng DC có trên 200 tổ chức:
Theo
hồ sơ của IRS, trong năm 2020, các quỹ liên kết với Arabella đã gửi khoảng 218
triệu dollars cho các tổ chức trực tiếp tham gia vào các hoạt động chống lại cựu
Tổng thống Trump và các ứng cử viên khác của Đảng Cộng Hòa. Nhưng các tổ chức này lại tuyên bố cho rằng
họ đã từng và vẫn đang làm việc để bảo vệ nền dân chủ. Duy có điều là
không mấy ai đặt câu hỏi nền DC mà họ nói là nền dân chủ nào, và phía TT Trump
và đảng CH bảo vệ nền DC nào.
Các
tổ chức hành động chính trị cánh tả nổi, đàng sau đảng DC theo hồ sơ thuế do Tờ
The Epoch Times nêu lên có thể tóm tắt gồm:
1. Tổ chức Ủy
ban Hành động Chính trị America Votes (theo hồ sơ thuế tổ chức này chi 257 triệu dollars từ tháng 7 2019 đến tháng
6 năm 2021 chuyển cho hơn 200 trổ chức Cấp tiến)
2.
Tổ chức Ủy ban Hành động
Chính trị Trung tâm Công nghệ và Đời
sống Công dân (CTCL) (nhận từ nhóm phân phối Arabella gần 25 triệu
dollars cho việc thúc đẩy cử tri ra bầu cho Biden)
3.
Tổ chức Ủy ban Hành động Chính trị Hành động Thân
thiện với Gia đình (chi 4.2 triệu dollars cho ông Biden, 10.9 triệu cho ứng
viên TNS Dân chủ, khoảng 10.6 triệu dollars để thúc đẩy các ứng cử viên Quốc hội
của Đảng Dân Chủ trong năm 2021 và năm 2022. Theo FEC, họ đã chi 4.1 triệu
dollars để giúp Thượng nghị sĩ John Fetterman (Dân Chủ-Pennsylvania) đánh bại bác
sĩ Oz đảng CH)
4.
Tổ chức Ủy ban Hành động Chính trị Người Mỹ gốc
Phi Châu (chi 16.2 triệu dollars cho ứng viên DC cánh tả ở liên bang đặc biệt
là TNS Raphael Warnock ơ Gorgia - lật ngược cán cân quyền lực thượng viện)
5.
Liên minh Hành động Cấp tiến của Người Mỹ gốc
Phi Châu
6.
Tổ chức Ủy ban
Hành động Chính trị Vì Tương lai của Chúng ta (chi 4.3 triệu
dollars cho ông Biden và 1.3 triệu dollars để chống Trump)
7. Tổ chức
Trung tâm Thông tin Cử tri (CVI),
8.
Tổ chức Trung tâm Sự tham gia của Cử tri (VPC).
Năm
2020, trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Donald Trump và Joe
Biden, những quỹ đó đã chuyển hàng trăm triệu dollar cho các tổ chức có liên
quan mật thiết đến vô số hoạt động, trong đó có các hoạt động kêu gọi cử tri đi
bỏ phiếu, tạo thuận tiện cho việc bỏ phiếu qua đường bưu điện, công khai phản đối
chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Trump, hoặc là ủng hộ chiến dịch tranh cử
của Biden.
Các
tổ chức bất vụ lợi này phải nộp tờ khai Mẫu 990 cho IRS vào cuối năm tài khóa
hoặc năm dương lịch của họ. Tuy nhiên, mẫu tờ khai này phản ánh các hoạt động của
năm trước. Do đó, sớm nhất là đến cuối năm 2025 thì người Mỹ mới nắm được thông
tin về hoạt động của các quỹ có liên kết với Arabella trong năm 2024.
Dân chủ có hơn 200 tổ chức cấp tiến hoạt động ngầm đằng sau:
Theo
hồ sơ thuế Tổ chức Hành động Chính trị America Votes đã chi khoảng 257 triệu dollars từ tháng 07/2019 đến
tháng 06/2021. Trong khoảng thời gian đó, America Votes đã gửi tiền cho hơn 200 tổ chức cấp tiến khác.
Một số tổ chức đã nhận được hơn 1 triệu dollars mỗi tổ chức.
Trong
một bài đăng trên blog xuất bản hồi tháng 11/2023, bà Amy Kurtz, Chủ tịch Quỹ Mười
sáu Ba mươi, cho biết về kế hoạch của nhóm trong thời gian còn lại của năm 2023 và năm 2024 như sau: “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn và tự hào dẫn đầu
với các dự án của mình trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa độc tài và những nỗ
lực nhằm phá bỏ các quyền tự do của chúng ta.” (câu này sẽ được lặp lại để phân tích sau)
Bài
đăng này đã ca ngợi sự tham gia của Quỹ
Mười sáu Ba mươi vào nỗ lực gây ảnh hưởng đến cử tri, trước cuộc bầu cử giữa
nhiệm kỳ vào năm 2022, và các cuộc
tranh cử ngoài chu kỳ vào năm 2023.
Bà
Kurtz viết trong bài đăng trên blog của mình “Trong bối cảnh những người theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống tiếp tục tấn công quyền bầu cử trước cuộc bầu
cử năm 2022, các đối tác của chúng tôi tại America
Votes đã khai triển chương trình gắn kết công dân lớn nhất trong nước,”.
“Kết quả của những nỗ lực này là tỷ lệ cử
tri đi bỏ phiếu đã đạt mức cao kỷ lục, trong cuộc bầu cử giữa kỳ ở Arizona, Michigan, và Pennsylvania.”
The
Epoch Times đã xem xét hàng chục hồ sơ theo Mẫu 990 cũng như các hồ sơ được nộp
cho Ủy ban Bầu cử Liên bang có dính líu đến các tổ chức đã thừa nhận rằng họ có
liên quan đến cái gọi là “chiến dịch ngầm” (shadow campaign) vào năm 2020.
Hồi
tháng 02/2021, tờ Time đã xuất bản một bài báo, “Bí Sử Chiến dịch Ngầm Cứu vãn Cuộc bầu cử Năm 2020” (The Secret
History of the Shadow Campaign That Saved the 2020 Election), trình bày chi tiết
cách một nhóm người quyền lực “trong khắp
các ngành công nghiệp và hệ tư tưởng” hoạt động đằng sau hậu trường để “tác động đến nhận thức, thay đổi các quy định
và luật lệ, dẫn hướng việc đưa tin của các hãng truyền thông, và kiểm soát luồng
thông tin.”
Tờ
Time cho rằng cái gọi là chiến dịch ngầm này chính là một nhiệm vụ giúp củng cố
thêm chiến thắng cho cuộc bầu cử năm 2020. Những người được trích dẫn trong câu
chuyện này cho biết họ đã nỗ lực gửi
hàng trăm triệu dollar cho các nhân viên phòng phiếu và nhân viên vận động bầu
cử nhằm kêu gọi mọi người bỏ phiếu qua đường bưu điện lần đầu tiên. Một
phân tích của Epoch Times được công bố hồi tháng Một đã cho thấy chiến dịch này
tập trung vào việc quảng bá cho các ứng cử viên Đảng Dân Chủ.
Như
vậy bây giờ chúng ta có thể hiểu các nhân viên phòng phiếu và vận động cũng được
xơ, được múi thì hình ảnh lấy carton che phòng đếm phiếu, để tránh ống kính, như
có chị em đang sinh trong đó là có lý.
Quay
lại với lời của bà Amy Kurtz, Chủ tịch Quỹ Mười sáu Ba mươi thuộc cánh tả
nói như sau: “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn và tự
hào dẫn đầu với các dự án của mình trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa độc tài và những nỗ lực nhằm phá bỏ các quyền tự do của chúng ta.”
“…những người theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống tiếp tục tấn công quyền
bầu cử … của chúng ta”
Chữ “chúng
ta”, có ý rằng họ bảo vệ chúng ta
đấy.
Khi
nghe họ nói họ bênh vực người dân như chúng ta, họ vì chính chúng ta, vì quyền
lợi của chúng ta, dĩ nhiên ta cần hỏi lại để xác định vị trí của mình. Ở đây, có
thật hay không, ai chủ trương chủ nghĩa độc tài, và ai nỗ lực phá bỏ, tướt đi
quyền tự do của chúng ta? Chúng ta cần
biết để tránh, và xem có nên nối gót, cổ võ cho cho bên nào?
Trong những câu nói này có mấy nhóm từ cốt
lõi đối nhau:
Một bên, phía các tổ chức cánh tả đại diện
bảo vệ “chúng ta” họ chống lại những thứ
mà phía của cánh này đã cáo buộc bên khác.
Bên
khác gồm các nhóm từ như: Những người theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống, tấn công quyền bầu
cử, chủ nghĩa độc tài, phá bỏ quyền tự do của chúng ta.
Vậy
câu hỏi để hiểu rõ vấn đề là: Truyền thống HK là gì, gồm những gì? Những
người chủ trương bảo tồn truyền thống xã hội HK nghĩa là bảo vệ cái gì - họ là
những ai?
Truyền
thống của người dân Mỹ là tôn trọng nguyên tắc của nền Cộng hòa Tự do Dân chủ,
truyền thống của người dân Mỹ là tôn trọng quyền bầu cử bình đẳng, công bằng và
minh bạch. Truyền thống của người dân Mỹ là bảo vệ tự do, dân chủ, Truyền thống
của người dân Mỹ là tôn trọng Hiến pháp, tôn trọng những gì mà các bậc Công thần
dựng nước đã lập nên. Và những người chủ trương bảo tồn truyền thống là bảo vệ
những giá trị ấy, cũng tức là bảo vệ Hiến Pháp HK – là bảo vệ nền tảng Cộng Hòa
Tự do Dân chủ mà người HK đã sống đời tự do đáng sống theo những nguyên tắc căn
bản đó trong một xã hội ổn định, phồn vinh và một nước phú cường nhất thế giới
mà ai ai cũng mong đến để định cư, hoặc ít ra cũng được một lần đến tham quan.
Bảo
tồn truyền thống tức là cố gắng duy trì lối sống tự do, dân chủ cá thể, có nề nếp
xưa nay của người Mỹ; (lặp lại).
Nay
những người theo chủ trương bảo tồn những giá trị này lại bị những tổ chức cánh
tả, cấp tiến này cáo buộc đó là những người theo chủ nghĩa độc tài, tấn công quyền bầu cử, phá bỏ quyền tự do của cái
cái được gọi là “chúng ta”.
TT
Trump là người nổi tiếng, đứng đầu toàn bộ những chính sách bảo tồn truyền thống
và những giá trị có được từ Hiến pháp HK và bổ nhiệm ba thẩm phán bảo tồn bộ luật tối cao
là HP HK, như ba thần hộ pháp cho nền CH, Tự do, Dân chủ cá thể, như đổ thêm bê
tông cho nền tảng HP HK. thì không thể nào là độc tài, hay phá hoại nền tảng ấy.
Cáo buộc như thế có phải rõ ràng là nghịch lý, lố bịch hay không? (cho ý kiến)
Người
dân được gom vào một từ chính trị gọi là
“chúng ta” để được họ bảo vệ.
Một
ngưòi vội vàng chỉ nghe từ “chúng ta” và nghe được bảo vệ, mà không tự hỏi điều
cốt lõi ‘truyền thống ấy là gi” và bảo tồn là bảo tồn cái gì, thì sẽ hăng hái
cùng nhau tham gia đi chống, cho đến khi nhận ra thì cái mà mình chống chính là
cái mà mình trân qúy đã bể nát tan tành.
Và
hầu hết thường phóng lao đi theo lao, ít có người còn đủ tình thần tự chủ, can
đảm chống lại chính mình để tự quay đầu, tựa như cái quay đầu mà nhà Phật thường
dạy “Hồi đầu thị ngạn” nôm na là “quay đầu là bờ”, Hay người xưa thường nói
“Lãng tữ hồi đầu kim bất hoán”. Khó quay đầu bởi tinh thần tự chủ, độc lập của
các nhân đã bị đồng hóa với tư tưởng tập thể.
Nền ‘dân chủ cá thể’ và ‘dân chủ tập
thể’ hoàn toàn khác nhau. Một bên là quyền của cá nhân là một đơn vị độc lập
tự làm chủ được tôn trọng trong các quyết định đeo đuổi hạnh phúc của riêng mình. Bên khác quyền ấy là thuộc về cả tập thể.,và
chỉ có người hay nhóm đứng đầu của tập thể đại diện tự quyết.
Người
ta thường chỉ nghe một từ dân chủ, cho nên dễ bị nhầm và hậu quả bao giờ cũng đến
muộn cùng với hối tiếc, ngoại trừ bạn tự nguyện hy sinh cho tập thể, suy nghĩ
chung, hạnh phúc chung, và cho đó là lý tưởng mà bạn đeo đuổi.
Ở
đây, “tội lỗi chủ trương độc tài, tấn công quyền bầu cử,
phá bỏ quyền tự do của chúng ta” là tội lỗi từ cáo buộc. Giữa cáo buộc tội
lỗi và tội lỗi có thật có một khoảng cách rất xa chứ không phải là một.
Trong
đời thường, chứ chưa nói đến chính trị, sự thật tội lỗi phải được chứng minh bằng
những bằng chứng hiển hiên, và có mức độ khác nhau tùy theo tình huống vô tình
hay cố ý. Còn cáo buộc thì có mang mục
tiêu của người cáo buộc. Và mục tiêu thì có tốt có xấu, chưa kể có cả âm mưu
toan tính, tham vọng - nếu của cá nhân thì phạm vi còn hẹp, nhưng của tập thể
có tổ chức thì không thể coi thường.
Bình
dân đây vì biết mình kém hiểu biết, cho nên chỉ nhớ mấy điều để tránh. Thứ nhất là giữ tinh thần tự chủ, độc lập
phán đoán. Thứ hai là nghe trọn câu
và luôn đặt câu hỏi từ những nhóm từ, hay các vế câu có liên quan đến vấn đề.
Cảm tính, lòng nhiệt huyết và tính vội vàng, xốc
nổi là điểm yếu nhất cho tuyên truyền thành công. Bất kỳ ai, cho dù trình độ học vấn tới đâu, nếu
đã mất tinh thần tự chủ, độc lập thì dễ trở thành những con cừu non.
Bây
giờ, những ai đã hiểu “Truyền thống của xã hội HK” là gì, và chủ trương “bảo tồn
truyền thống” là gì, và những ai đã làm điều đó và những ai chống lại và vì
sao, thì sẽ nhận ra mục đích của cả hai bên.
Đảng
CH không có nhiều tổ chức và mưu toan mới nào cả, nhât là phái bảo thủ chỉ có một
chủ trương là bảo tồn Hiến pháp, tức là bảo tồn truyền thống của nền Cộng hòa, Tự do, Dân chủ chính thống của HK
chính là ‘Dân chủ Cá thể’.
Và
theo tin từ The Epoch Times, chúng ta biết, khác với đảng CH, đảng DC thời nay
có hơn 200 tổ chức của cánh tả cấp tiến ở phía sau, thúc đẩy các nghị trình ngược
lại với phái bảo tồn HP.
Cũng
cùng một mô thức như trong xã hội Xô Viết,
Trung Quốc hay các nước khác theo cùng chế độ, cũng có rất nhiều tổ chức
hoạt động chìm nổi, rất có kết quả vì tất cả những chân rết chỉ làm một việc,
là giúp con rết di chuyển đến một đích sau cùng.
Và
ai cũng biết hồ sơ thuế bao giờ cũng cũng đúc kết sau khi hoạt động trong năm
trước. Cho nên chỉ sau khi xong việc thì người ta mới bật ngữa, vỡ lẽ. Bây giờ
thì chắc nhiều người đã rõ, tại sao làn sóng đỏ không xuất hiện trong bầu cử giữa
kỳ 2022
Từ
năm 2012 ông Cựu Trung tá, Dân biểu Alen West cũng như mới đây Bộ trưởng Gia cư ông Ben Carlson đã cảnh báo những
mục tiêu Marxism mà Quốc hội đã biết từ năm 1963
Không
ai bảo ai phải nghĩ như thế nào. Đạo đời không khác, thị thị, phi phi trước mắt.
Người thích đường chính, kẻ thích nẻo tà. Cuộc đời cứ thể tha hồ mà đấu. Người
ta cũng thường nói sau cùng thì “chính
thắng tà, vấn đề chỉ là thời gian”. Ở đây mọi người còn đang được tự do, và quyền
tự do ấy được tôn trọng, qúy vị hai bên bây giờ chắc đã rõ hơn trước, bến nào mới
chính là của mình.
Vĩnh Tường
No comments