Tin Mới

Chiến Thắng Trước G-20 - 2019 của Tổng Thống Trump


Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 74
Chiến Thắng Trước G-20 - 2019 của Tổng Thống Trump
Đối với Trung Cộng (TC)
Trong khi phong trào chống Trung cộng (TC) xóa sổ chế độ không cộng sản tại Hong Kong, TC đang bị kẹt với thế yếu trong sự bế tắc đàm phán thương mại với HK và chuẩn bị lãnh cái búa áp thuế xuất cảng, Tập Cận Bình vội vả đi Bắc hàn để trực tiếp gặp Kim Jong Un. (20/6) Cuộc gặp gỡ vội vàng đến mức chỉ mới được thông báo trước vài hôm (17/6).
Mặc dù, họ Tập được tiếp đón với 21 quả đại bác và dàn chào hàng chục ngàn dân chúng Bắc hàn, người ta vẫn nhận ra chỉ là nghi lễ và thiếu sự nồng ấm. Hai bên không ôm hôn má kề má như trước kia.
Bên lề cuộc họp G-20 sắp đến tại Nhật, họ Tập hy vọng sẽ gặp Tống thống Trump để tiếp tục tái đàm phán về Thương mại, đã bị bế tắc do phía TC chơi trò bẩn, ‘cạo sửa’ bản dự thảo thỏa ước vào giờ chót. TC đã tự nhảy vào thế bị động, đã yếu lại càng yếu hơn, sau khi Tổng thống Trump đá hất toàn bộ mưu đồ của TC, khiến TC phải ra về tay không, để lại vài lời đòi trả đũa không ăn nhập vào đâu cả.   
BH cũng bị bế tắc với Hoa kỳ trong cuộc họp thượng đỉnh tại Hà nội, vì BH đòi gỡ bỏ cấm vận kinh tế mà không có cam kết nào cụ thể giải trừ vũ khí hạch tâm để trao đổi. Bắc hàn đã ở thế yếu lại càng yếu hơn khi lẻo đẻo phải theo anh Ba TC.
Đồng bệnh tương lân” TC và Bắc hàn hai yếu nhập lại, hy vọng được mạnh hơn một chút, nhưng kết quả chia ra vẫn là yếu, bởi Tổng thống Trump vẫn giữ nguyên tắc căn bản song phương - một chọi một.
Họ Tập phải xuất chiêu sau cùng, như dốc hết túi bắp giống ra xài, là hâm lại quan hệ đồng chí: tuy hai nước nhưng cùng đứng dưới lá cờ búa liềm để đe Bắc hàn. 
Trung tâm truyền hình Nhà nước TC phát sóng 20/6 rằng: “Đặc điểm thiết yếu của mối quan hệ Trung Quốc-Bắc Triều Tiên là tuân thủ một nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.”
Bên cạnh đó, họ Tập hứa sẽ cộng tác với BH và các bên liên quan ý thức về việc giải trừ vũ khí hạch tâm ở bán đảo Triều tiên
Cũng theo đài này loan tin, họ Kim nói” BH mong muốn học hỏi thêm ở TC để khuyến khích phát sự phát triền kinh tế của chúng tôi” Bình dân có thể hiểu rằng, họ Kim đưa ra một câu nói vô thưởng vô phạt.
Đài này [phía TC] còn thêm rằng Kim cũng nói bóng gió về sự bất mãn với HK: Trong một năm qua, Triều Tiên đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để tránh tình trạng leo thang, và đã kiểm soát tình hình bán đảo. Nhưng chúng tôi đã không nhận được phản hồi tích cực từ các bên liên quan.”
Nhưng cơ quan truyền thông phía BH không đề cập gì đến những điều này. Báo chí nhà nước BH, Rodong Sinmun hôm 19/6, trang đầu chỉ đăng lời của họ Tập và dịch sang Hàn ngữ rằng họ Tập ca ngợi BH “đi đúng hướng” giải quyết vấn đề chính trị ở BH. TC sẽ vẽ ra kế họach với BH để thực hiện hoà bình lâu dài ở đó.
Họ Tập đã hứa hợp tác kinh tế:  “[Bắc Hàn và Trung Quốc] sẽ mở rộng hợp tác trong giáo dục, y tế, thể thao, truyền thông, thanh niên và nông thôn” Một câu hứa bằng không vì đây là những điêu họ đã nói từ lâu, nhưng làm thế nào thì chúng ta chưa rõ.
Như ta đã biết, TC là đối tác thương mại lớn nhất của BH và nền kinh tế của đất nước độc tài khép kín này phụ thuộc nhiều vào thương mại với TC.
TC luôn dùng giải trừ vũ khí nguyên tử BH làm lá bài để mặc cả với HK và BH luôn ở trong gọng kiềm của anh Ba đồng chí. BH thật khó thoát ly khỏi TC để ngóc đầu lên, trừ khi bình thường hóa quan hệ được với HK bằng một cách tích cực nào đó. Nếu không có cơ hội hợp tác với HK thì tương lai BH vĩnh viễn vẫn là mặt trăng in đáy nước. Theo lối nói đầy tự tin của Tổng thống Trump dưới đây, chúng ta có thể hiểu bây giờ họ Kim chắc đã biết rõ điều này.
Hành vi của TC: Qua đây chúng ta có thể hiểu TC đang làm gì
Trước đây, họ Tập và họ Kim đã gặp nhau đến 4 lần, mỗi lần xảy ra trước hoặc sau khi họ Kim và TT Trump họp thượng đỉnh.
Lần 1. Tháng 3, 2018 Sau khi TT Trump đồng ý gặp Kim jong Un vào tháng Năm, Un chạy sang Bắc kinh, lần đầu tiên trực tiếp gặp họ Tập hai ngày. Có thể xem như Un đi nghe huấn thị chiến lược đối phó.  
Lần 2. Khoảng hai tháng sau vào tháng Năm, trước khi đi dự hội nghị với TT Trump ở Singapore, Un sang Đại liên (Dalian thuộc tỉnh Liêu ninh, TC) để gặp họ Tập. Xem như Un đi lãnh “chỉ” của Hoàng đế.
Lần 3. Sau cuộc họp thượng đỉnh với TT Trump ở Singapore, Un đi TC lần thứ ba. Vài tờ báo nói rằng họ Kim đi tìm kiếm sự giúp đỡ của họ Tập để giải tỏa cấm vận của HK sau khi cuộc họp kết thúc.
Cả Tập và Kim đã nằm mơ giữa ban ngày, do lời của truyền thông thổ tả Hoa Kỳ (TTTT) rằng Trump chỉ là người háo danh, cho Trump leo cây với một tuyên bố chung, hứa sẽ giải trừ vũ khí hạt nhân trước thế giới, để cho Trump khoái chí thì sẽ dễ dàng đạt những đòi hỏi. Trước sau vấn đề cũng y như xương cốt cũ 25 năm qua. Có khác chăng chỉ là lợp lớp giấy bên ngoài khác hơn một chút. Nhưng cả hai đã mắc sai lầm lớn. Tổng thống Trump thưởng thức trọn vẹn màn kịch vì đi guốc trong bụng của cả hai anh em đồng chí Tập - Kim. 
Lần 4. Trước khi cuộc họp thượng đỉnh mở ra ở Hà nội, tháng giêng 2019, vợ chồng Kim jong Un và Ri Sol-ju cùng đi Bắc kinh. Cuộc họp thượng đỉnh tại Hà nội, kết quả Tổng thống Trump đứng phắt dậy, quay lưng bỏ đi. TC hả hê, BH thất bại ê chề. Họ Tập tưởng nắm được thế cờ, nhưng cách cũ này đã đưa TC cộng tiếp tục thất bại về sau, vì Tổng thống Trump không giống Obama hay Clinton. Đối với ông, vấn đề đơn giản như 2 đô la cộng hai đô la bằng 4 đô la, một thực tế tàn nhẫn đối với chính trị lưu manh.       
Và lần thứ năm này Họ Tập không ngồi chờ ở kinh đô đại Hán, mà tất bật đến BH trực tiếp gặp Un, cho thấy TC đang ở trong thế cờ lúng túng chứ chẳng phải là đi du hí, hay thăm thằng em rách nát.
Họ Tập chừng như phải khẩn khoản sắp xếp, ép đồng chí Un cố gắng trì hoãn những toan tính trao đổi với HK vì quyền lợi riêng của BH. Họ Tập hứa yểm trợ kinh tế thêm cho BH, để mượn thời gian và củng cố vị trí  hầu mặc cả thương mại và giải mối nguy cấm vận Huawei, đang như con rắn độc bị tổng thống Trump khâu miệng, chờ ngày đập đầu.
Bình dân, nghĩ xem Kim Jong Un có đần độn đến mức bỏ thịnh phò suy trong lúc mơ về tương lai hay không? Việt nam tuy chưa là gì cả, nhưng đối với BH, cũng là lý tưởng nhờ quan hệ bình thường với Mỹ chứ không phải nhờ TC. Và đó chính là lý do có chút gì tư riêng khiến Tổng thống Trump rất tự tin. Trong khi nhiều người đang lo ngại khi BH bắn thử hỏa tiễn tầm ngắn, thì ông xem như Kim Jong Un đang chơi pháo bông để nhắc HK đừng quên. Ông tweet trong thời gian gặp Thủ tướng Nhật, Shinzò Abe: “Quan chức của tôi nghĩ rằng có thể [BH] đã vi phạm, còn tôi thì nghĩ khác” … “Không nhằm gì!” “Tôi tin tưởng Chủ tịch Kim sẽ giữ lời hứa với tôi, và cũng mỉm cười khi gọi ‘Người ở đầm’, Joe Biden là một cá nhân có chỉ số thông minh (IQ) thấp & tệ hơn. Có lẽ đó là gửi tín hiệu cho tôi?”… " có lẽ ông ta [Kim] dựa trên hồ sơ riêng. Tôi nghĩ tôi đồng ý về điều đó"…
Từ đó, bình dân dễ nhận ra rằng, cố gắng của họ Tập kỳ này cũng sẽ mang về tay không vì cái búa tạ vẫn nằm trong tay một người Tổng thống dị thường, mặc áo có túi lộn ngược  
Về phía IRAN: Trước hết chúng ta xem qua các sự kiện lần lượt xảy ra
Tháng 5 năm 2018: Tổng thống Trump rút chân khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và bắt đầu khôi phục các lệnh trừng phạt nhằm buộc Iran phải đàm phán lại. Nền kinh tế Iran bắt đầu suy sụp khi các lệnh trừng phạt có hiệu lực.
Ngày 2 tháng 5 năm 2019: TT Trump tăng cường áp lực đối với Tehran bằng cách chấm dứt miễn trừ các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các quốc gia vẫn còn mua dầu của Iran.
Ngày 5 tháng 5: Hoa Kỳ gửi một nhóm tấn công tàu sân bay và máy bay ném bom B-52 đến Vịnh vì "những dấu hiệu rắc rối và leo thang" liên quan đến Iran.
Ngày 8 tháng 5: Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng Iran sẽ thu hẹp lại các cam kết của mình theo thỏa thuận hạt nhân để trả đũa các lệnh trừng phạt, bao gồm cả việc cho phép gia tăng kho dự trữ uranium cấp thấp. Uranium đã làm giàu được sử dụng để chế tạo nhiên liệu lò phản ứng và có khả năng làm vũ khí hạt nhân.
Ngày 12 tháng 5: Bốn tàu chở dầu bị hư hại do vụ nổ ngoài khơi bờ biển các Tiểu vương quốc Á rập (UAE) ở Vịnh Ô-man. UAE nói rằng các vụ nổ là do mìn buộc dưới đáy tàu do các đặc công. Mỹ cáo buộc Iran, nhưng Iran phủ nhận cáo buộc này.
Ngày 13 tháng 6: Vụ nổ tấn công hai tàu chở dầu của Nhật [Kokuka Courageous] ở Vịnh Ô-man. Sau đó HK đã tìm thấy bằng chứng Iran tìm cách gỡ mìn còn sót lại, từ một trong hai chiếc tàu dầu nói trên. HK phổ biến đoạn phim có nội dung rõ ràng và cáo buộc Iran. Iran chối và nói rằng bằng chứng là bịa đặt.
Ngày 17 tháng 6: Iran cho biết họ sẽ vi phạm giới hạn về kho dự trữ uranium đã làm giàu được thiết lập theo thỏa thuận hạt nhân vào ngày 27 tháng 6, trừ khi Châu Âu bảo vệ doanh số bán dầu của Iran.
Ngày 20 tháng 6: Lực lượng Iran bắn hạ máy bay không người lái [RQ-4A] của quân đội Mỹ trên eo biển Hormuz. Iran nói rằng chiêc phi cơ đã vi phạm vùng trời của Iran và đó là lời cảnh báo rõ ràng cho HK. Còn phía quân đội HK khẳng định chiếc phi cơ này đã bay trên hải phận quốc tế vào thời điểm đó và lên án hành động gọi là “cuộc tấn công khi không có sự khiêu khích” của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC)
Những sự kiện trước ngày họp G-20 tại Nhật có ý nghĩa gì? Đây mới chính là điều bình dân nên quan tâm.
Điều rất dễ hiểu, mục tiêu của Iran là nhân cơ hội này, đặt áp lực lên HK, làm cho vị thế của Tổng thống Trump trở nên yếu đi, hoặc có thể bị hủy hoại trên bàn hội nghị G-20, vì có thể Iran nghĩ rằng:
Thứ nhất HK đã không bảo vệ được đồng minh [Nhật], trong khi đối với đồng minh ông Trump cũng quá tính toán. TT Trump Tweet: Trung Quốc nhận 91% dầu từ Straight, Nhật Bản 62% và nhiều quốc gia khác. Vậy tại sao chúng ta bảo vệ các tuyến đường vận chuyển cho các quốc gia khác (nhiều năm) để được bồi thường bằng số không. Tất cả các quốc gia này nên bảo vệ tàu của mình về những gì đã luôn xảy ra....
Câu nói thực chất là chỉ vào đối thủ TC, vừa nhắc nhở, vừa đe dọa rằng còn nhiều sợi dây HK chưa dùng tới, nhưng không thể không kèm theo Nhật và các quốc gia khác cho có vẻ công bằng. Cũng như đòi siết bù loong thuế thép nhôm cho tất cả, nhưng sau khi đe được TC thì tháo gỡ cho đồng minh. Cho nên vội vàng kết luận ông Trump gặp ai cũng giơ cú đấm có thể là chưa nhìn thấu cả trò chơi đấu khẩu kiểu rất Trump.
Thứ hai là lợi dụng thời điểm sắp đến G-20, thời kỳ tranh cử và nghị trình chính trị của TT Trump, Iran quấy rối ở eo biển Hormuz, có ý liều lĩnh đưa ra hai giải pháp cho ông phải chọn, như muốn nắn gân, nắn cốt gì đó theo kiểu nói của mấy cụ nhà báo ta; nhưng rốt cuộc chỉ đấm bóp (masssage) cho ông mà thôi:
Nếu ra quân đánh Iran kiểu này hay cách kia trong khoảng thời gian còn lại quá ngắn trước khi đi dự họp, e rằng chuẩn bị không chu đáo, và không dễ gì rút chân ngay. Tổng thống Trump sẽ trở thành kẻ hiếu chiến trái với lời vận động không thích chiến tranh của ông.
Và kể như Iran giúp cho DC có cơ hội tấn công Tổng thống Trump, nào là Quốc hội chưa phê chuẩn, nào là làm tình hình bất ổn vì ông gỡ bỏ thành tích ‘bù trớt’ của Obama.  
 Nếu không tấn công trả đũa Iran thì Tổng thống Trump sẽ bị cử tri phía cứng rắn bất tín nhiệm.
Để đối lại Tổng thống Trump đã lên tiếng rằng Iran đã mắc một sai lầm lớn! (…made a big mistake). Và liệu HK có khai chiến với Iran không? Ông trả lời “Hãy chờ xem!”. Sau cùng, ông đã quyết định đúng theo cách người lãnh đạo, người chỉ huy chiến trường; “hư hư thiệt thiệt” đến giờ chót người ta mới biết.
Khi dàn dựng, đạn đã lên nòng (cocked and loaded), để tấn công trả đũa nhằm 3 mục tiêu, chỉ chừng 10 phút trước khi cuộc tấn công bắt đầu, Tổng thống Trump hỏi lại lần chót và một ông đại tướng trả lời: Thưa Tổng thống, sẽ có khoảng 150 người bị thiệt mạng. Sau đó, Tổng thống quyết định hủy bỏ kế hoạch như phạt một nhát kiếm, không do dự và trả lời phóng viên rằng: Iran bắn một máy bay không người lái của Mỹ, Mỹ trả đũa trong vòng 30 phút sát hại 150 người, ông thấy không cân xứng.
Không giống như chính phủ Obama tuyên bố loại bỏ giải pháp quân sự trước, để đối phương khỏi lo, chính phủ HK hiện nay, Tổng thống Trump bây giờ tuy không đánh nhưng tuyên bố vẫn giữ giải pháp quân sự sẵn sàng (all options are on the table). Ông tuyên bố chọn giải pháp áp đặt lệnh trừng phạt gắt gao hơn vào ngày Thứ Hai. Và ông đã thực hiện. Ông Tweet:  
 “.... không thể Đả đảo Mỹ. Tôi đã bỏ quyết định, thậm chí không được Quốc hội phê chuẩn, và áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ. Quốc gia họ suy yếu nhiều so với lúc bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của tôi, trong khi họ đang gây ra những vấn đề lớn trên khắp Trung Đông. Bây giờ họ đã vỡ nợ rồi! ....”
Sự rút lui đột ngột làm cho nhiều người sửng sốt. Nhưng dĩ nhiên đối với chỉ huy trưởng, vừa chính trị vừa quân sự thì chắc không.
Bình dân nghĩ xem, Tổng thống Trump muốn nói lên điều gì? Phải chăng, một quyết định cho dù vô tình hay hữu ý, ông đều thu được mấy điều lợi sau đây?:
1. TTTT một phen bẽ mặt, vì lâu nay luôn luôn hát rằng ông Trump là người nguy hiểm, hiểu biết như trẻ lớp ba, như đứa trẻ nít hay cáu kỉnh, không nên giao chìa khóa kho vũ khí, không biết lãnh đạo, chưa từng làm lính vân vân… Nhưng trước ống kính thế giới, ở Luân đôn trong ngày D Day, ông đã trả lời với Piers Morgan rằng: Đừng quên, tôi đã được huần luyện điều đó!  Có cố vấn chủ chiến và chủ ôn hòa. Ông đã trả lời rằng ông nghe cả hai bên, nhưng quyết định sau cùng là của ông. Bây giờ, ông đã chứng minh lãnh đạo tự làm quyết định như thế nào.
Nhiều ông nội TTTT thường chê ông Trump không chịu nghe lời cố vấn, mà lại đi nghe đài Fox, bây giờ nghĩ lại chắc không khỏi buồn cười cho sự hời hợt của mình!
2. TTTT và cấp tiến DC không tránh khỏi một phen hụt hẫng, chưng hửng, không biết phải đánh thế nào!  Cái mền nhãn hiệu “bất nhân” mà lâu nay họ trùm cho ông Trump, đã bất ngờ bị cháy ra tro. Rõ ràng ông đã quá coi trọng mạng người, và cân nhắc cẩn thận, dù kế hoạch đã sẵn sàng. Bình dân nhât định sẽ thấy DC và TTTT sẽ nín thinh khi cạo dần cái nhãn “bất nhân” này!
3. Cử tri sẽ thấy ông giữ lời vàng đá trong khi vận động. Đó là ông không đồng tình với các cuộc chiến trước đây, không làm cảnh sát thế giới, không xây dựng nước ngoài, đặt quyền lợi của HK lên hàng ưu tiên.
4. Cử tri hai bên sẽ nhận ra rằng ông rất chín chắn tính toán thiệt hơn, trong khi sử dụng vũ khí và lực lượng quân đội. Từ lúc diệt gọn khủng bố ISIS trong thời gian ngắn, đến tấn công trừng phạt Syria khi thường dân vô tội bị sát hại dã man bởi vũ khí hóa học, 59 quả tomahawk cho phi trường Syria, và một quả mẹ bồng con cho Taliban để đãi Tập cận Bình, từng trái đạn đều đã được sử dụng chính xác, hữu hiệu cho các mục tiêu. Dần hồi người dân sẽ nhận ra chính TTTT mới là đám ăn hại.
5. Lần này Iran một phen hú vía: “đừng đùa với lửa!”; TC tiêu tan hy vọng - mong chờ ông Trump bị rắc rối - ‘dính chấu’ ở Trung đông với Iran, và còn sợ không chừng ông Trump sẽ bỏ thêm điều kiện vào, như đòi hỏi nộp tiền an ninh đường chở dầu qua vịnh Oman. Càng để lâu, bất lợi càng nhiều về phía TC. Chờ DC lên nắm quyền ư?! E rằng TC chờ vớt mặt trăng ở đáy nước!
6. Tổng thống Trump, một khi đạt được những lợi ích trên cũng chính là giữ được cánh tay đòn mạnh hơn trong hội nghị G-20 sắp tới.
Về Khủng hoảng ở biên giới phía Nam:
Thường dân chúng ta ngày càng khó hiểu những hiện tượng xã hội tiếp diễn không ngừng trước mắt. Quan niệm về dân chủ của đảng DC chắc có lẽ khác với hiểu biết của thường dân chúng ta. Vì quyết hạ bệ một Tổng thống dân cử, họ quên cả lẽ phải mà người ta dùng trong cuộc sống với nhau hàng ngày – cái gì cũng chống, cũng ngăn, bất kể đúng sai, phải quấy!
Chẳng hạn, phía Nam có cả trăm ngàn – không phải một ngàn, hai ngàn mà hơn trăm ngàn người tràn qua biên giới mỗi tháng, tức là hơn ba ngàn người mỗi ngày, thiếu chỗ tiếp giữ, có dịch bệnh, có chết chóc, có hình ảnh, âm thanh ghi chép đầy đủ khiến cả thế giới đều kinh. Thế mà quý ông bà đảng DC mắng ông Trump và một -  hai cho rằng khủng hoảng tự tạo, giả hiệu (Manufactured crisis) chứ không có khủng hoảng gì cả!
Nghe thấy hoài, người ta trở nên quen, có lẽ không ít người đâm chán và cho rằng, đảng DC là như thế đó, chứ có gì lạ đâu!
Năn nỉ DC khô nước miếng chẳng được gì, nên Tổng thống Trump phải chiến đấu bằng nhiều cách và cuối cùng bức tường giữ gìn bờ cõi cũng đang được xây. Bây giờ Tòa lại phán cho Hành pháp trục xuất dân di cư vượt biên vào HK [khác với vượt biên ra khỏi Việt nam]. Bình dân cần hiểu rõ, di dân chứ không phải là dân tị nạn, bởi trong các đoàn di dân có tổ chức này chỉ có một phần rất nhỏ đủ tiêu chuẩn tị nạn mà thôi.
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ trục xuất hàng loạt di dân bất hợp pháp trong tuần này. Nhưng để cho TTTT và DC theo thói quen, gióng trống, thổi kèn inh ỏi xong, ông mới tuyên bố đình hoãn cuộc truy bắt và trục xuất người theo lệnh toà, trong hai tuần để cho đảng DC có cơ hội cuối cùng, tham gia phục vụ đất nước, vào đàm phán cập nhật hóa các luật lệ xác định và nhận dân tị nạn cùng với việc bít các kẽ hở của luật pháp. Như thế có khác nào Tổng thống đã mượn TTTT vì ghét ông mà treo bảng cáo trạng DC, lại còn gõ phèn la kêu thiên hạ đến xem! Có tức oí, mình cũng đã làm rồi!
.
Ông Tweet (23/6) như sau:
“Tôi muốn cho đảng Dân chủ mọi cơ hội cuối cùng để nhanh chóng đàm phán những thay đổi đơn giản đối với Tị nạn và những kẽ hở. Điều này sẽ sửa chữa Biên giới phía Nam, cùng với sự giúp đỡ mà Mexico hiện đang góp sức cho chúng ta. Không chắc sẽ xảy ra, nhưng đáng thử. Hai tuần và cuộc trục xuất lớn sẽ bắt đầu!”.
Lại nữa, Mexico ủng hộ giải pháp ngăn chặn làn sóng di dân của Tổng thống Trump, làm cho đảng DC tiếp tục sửng sốt và hụt hẫng.
Các chính trị gia kêu la ơi ới, đòi chặn đứng lệnh áp thuế lên Mexico của Tổng thống. Nhưng rồi chỉ trong hai ngày sau, Tổng thống Trump đã thắng lớn trong mặt trận mấy mươi năm chưa ai tìm ra giải pháp. Mexico đã  xúc tiến kế họach ngay – đem 6 ngàn quân ra trấn biên giới phía Nam của họ chặn đứng làn sóng người di dân từ các nước El Salvador, Honduras và Guatamela, và cho di dân ở tại Mexico trong khi làm hồ sơ xin sang HK.
Như thế, nếu không nói DC tiếp tục thua thì phải nói làm sao cho phải? – Ông Trump dùng lẽ phải tự nhiên chứ không dùng ngụy ngôn chính trị. Thật ra không phải đảng DC thua ông Trump mà là thua cho lẽ phải tự nhiên, tức là vì chủ trương “nghịch thiên” mới cứ lấy gậy ông tự đập lưng ông.
Về Hiệp ước thương mại giữa HK – Mexico – Canada (USMCA):
Trong khi họ Tập [TC] chơi trò đồng chí với Bắc hàn, Iran chọc phá ở eo biển Hormuz, vịnh Oma thì đảng DC tiếp tục đánh phá, ngăn trở hoặc tìm cách trì hoãn những nghị trình và kiềm hãm những thắng lợi của Tổng thống Trump.
Một số đảng viên Dân chủ đã đề nghị cùng Canada tháo mở hiệp ước với lý do để tăng cường các điều khoản thi hành, nhưng Canada đã bác bỏ và cho rằng ý tưởng này không thể thực hiện.
Ngay khi Thủ tướng Canada gặp Tổng thống Trump tại Bạch Ốc, thì ở bên kia, Mexico đã đi đầu phê chuẩn hiệp ước mới USMCA thay thế cho hiệp ước thất bại gọi là NAFTA từ thời Clinton. Thượng viện Mexico chấp thuận và bỏ phiếu thuận 114/4 (19/6/2019). Kể như Mexico khóa sổ trước, làm cho đảng DC và Canada khó bề thoái thác!
Tổng thống Mexico, ông Andres Manuel Lopez Obrador, tuyên bố đây là “tin rất tốt.”
Ông ta nói “Chúng tôi ăn mừng sự phê chuẩn tại Thượng viện về Hiệp ước[USMCA], để duy trì mối quan hệ kinh tế và thương mại của chúng tôi với Hoa Kỳ và Canada. . Có nghĩa là đầu tư nước ngoài ở Mexico, có nghĩa là việc làm ở Mexico, có nghĩa là bảo đảm giao thương hàng hóa mà chúng ta sản xuất ở Hoa Kỳ.”
Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Mexico, năm 2018 có đến 372 tỉ đô la hàng hóa và dịch vụ. Hơn $299 tỉ đã được xuất cảng từ Hoa Kỳ sang Mexico. Loại hàng hóa nhập cảng lớn nhất từ ​​Mexico đến Hoa Kỳ là ô tô, chiếm 93 tỉ đô la.
Việc còn lại, USMCA sẽ cập nhật những quy tắc xuất xứ, quy định lao động, nông dân Hoa Kỳ tiếp cận thị trường sữa Canada và sở hữu trí tuệ và luật thương mại kỹ thuật  vi tính.
Phàn ứng của đảng Dân chủ: Hiệp ước USMCA, một hiệp ước mà qúy ông bà truyền thông thổ tả (TTTT) HK, và truyền thông tị nạn đảng ta, chạy theo đã bĩu môi chê rằng hiệp ước không khác gì NAPTA thời Clinton – như thế chẳng khác nào tuyên truyền rằng ông Trump vận động lếu láo, ăn không ngồi rồi, đi làm chuyện tào lao.
Bây giờ phê chuẩn USMCA sẽ có lợi về kinh tế cho ba bên, và cả mặt chính trị cho Tổng thống Trump. Vì không thể bài bác công lớn của ông được, phía đảng DC ở Hạ viện HK, bà Pelosi chỉ còn cách kéo cưa, không chịu đưa ra bất kỳ thời hạn nào để đem ra phê chuẩn. Đên khi Mexico phê chuẩn với tỉ số không tưởng 114/4, thì bà Pelosi mới nói rằng bà lo ngại về các công cụ thực thi, về lao động, bảo vệ môi trường, và các quy định về dược phẩm...
Trong khi đảng DC trù trừ, tấn thối lưỡng nan, người từ nông dân, nhà sản xuất đến các hiệp hội thương mại và vận tải đường bộ đang kêu gọi các chính trị gia phê duyệt thỏa thuận thương mại mới.
Chris Spear, chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội Vận tải đường bộ Mỹ lên tiếng:
Bảo đảm thương mại tự do và công bằng với các nước láng giềng gần nhất của chúng ta là rất quan trọng đối với ngành vận tải đường bộ, vận chuyển 772,3 tỉ đô la hàng hóa qua biên giới của chúng ta với Mexico và Canada”.
Spear cho biết thêm, “chỉ thương mại với hai quốc gia này hỗ trợ gần 90.000 người Mỹ trong các công việc liên quan đến vận tải đường bộ và tạo ra doanh thu 12,62 tỉ đô la cho ngành công nghiệp của chúng ta. Chúng tôi khuyến khích Quốc hội tiến hành phê chuẩn thỏa thuận quan trọng này để cả ba quốc gia có thể tiếp tục chia sẻ lợi ích mà thương mại tạo ra.”
Đại sứ Robert Robert Lighthizer đang làm việc rất năng nổ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ở quốc hội. Cố vấn thương mại cho Tổng thống Trump, Peter Navaro cũng thúc đẩy Quốc hội và bày tỏ tin tưởng rằng một khi được đưa đến Quốc hội, sẽ được có sự ủng hộ lớn giữa hai đảng, căn bản vì Hiệp ước giảm thiểu thâm thủng mậu dịch và tạo công việc làm cho người Mỹ.
Liệu xem đảng DC sẽ trì hoãn được bao lâu. Chắc ‘đảng ta’ lại phải buông dây nữa rồi!
Về phía Canada:
Các quan chức Canada đã than phiền rằng HK không sử dụng áp lực đúng mức đối với Bắc kinh để giải phóng hai công dân Canada, Michael Savoir and Michael Kovrig đã bị TC bắt để trả đũa, sau khi Canada thực thi lệnh của HK tóm cổ bà Mạnh vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc điều hành công ty viễn thông Huawei của TC vào tháng 12. Điều này khiến Canada có thể sẽ giữ lại sự hợp tác trên một số vấn đề. 
Kết cục, Canada cảm thấy bớt đơn độc hơn sau khi Thủ tướng Justin Trudeau gặp Tổng thống Trump tại Tòa Bạch Ốc hôm 20/6 vừa qua. Tổng thống Trump bày tỏ vui mừng và sẽ ra tay tương cứu, đặt vấn đề phóng thích hai công dân Canada nói trên.
Thế cuộc lẽ ra trôi chảy nhưng có vài con cờ bị mắc nghẽn. Tuy vậy, Tổng thống Trump vẫn đang nắm chắc cánh tay đòn đối với Canada, Trung Cộng và cả đảng DC.  
Trước kỳ hội nghị G-20 tại Nhật, Iran quấy rối ở vịnh Oman có liên quan đến đường chở dầu của Nhật, Trung quốc và nhiều quốc gia đồng minh của HK. Kết quả Iran chỉ tự siết bù loong cho kinh tế của họ, trước mắt là xã hội đòi thay đổi, khủng bố được nuôi sẽ sớm có ngày tan rã.  Họ Tập thì hối hả đi gặp họ Kim diễn lại trò cũ, chỉ là hoài công vô ích. Cả Iran và TC được thông điệp chịu khó chờ DC lên nắm quyền. Ông Trump dư biết điều này, có nghĩa là cả hai càng chết sớm trong ngõ cụt.
Trudeau đi gặp Tổng thống Trump, DC thì tiếp tục công việc đánh Trump của mình, Mexico đang chèo thuyền xuôi theo dòng nước; chính phủ HK tiếp tục chiến thắng. Và Tổng thống Trump ngày càng mạnh!
Binh gia thường nói “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” Đối với một Tổng thống khó lường như Tổng thống Trump thì kẻ thù có dễ thắng không? Ông đã tuyên bố từ khi tranh cử rằng, ông khác với mọi người, không cho kẻ thù có thể đoán trước quyết định của ông. (I’m unpredictable. I like unpredictable)
Thật ra đoán ông Trump là không cần đoán gì cả. Cứ việc thuận theo lẽ đạo tự nhiên của trời đất thì mọi thứ sớm muộn gì cũng thông suốt, ăn khớp với nhau, bởi lẽ tất cả những gì ông làm đều dựa trên nguyên lý đó (commonsense) - ngược lại với chính trị lưu manh, giảo biện, ngụy ngôn.
Từ chuyện di dân Hồi giáo đầu năm 2017, chuyện bức tường biên giới, chuyện đoàn di dân lậu có tổ chức, chuyện thành phố bảo hộ, chuyện NATO, chuyện thuế thép nhôm, chuyện Iran, chuyện Jerusalem, chuyện thương chiến với TC, chuyện đem công ăn việc làm về nước, chuyện luật giảm thuế, cắt bỏ rào cản kinh tế, vân vân … cho dù đảng Dân chủ có trăm phương ngàn kế đánh phá, lăn đá cản đường, bất chấp lợi ích quốc gia, và lẽ phải thông thường, như con sư tử bám rừng, ông Trump vẫn là ông Trump không xa rời mục tiêu nhất định của ông.
Xem không kỹ thì cho rằng ông Trump nói năng lung tung, hành xử bất thường, đấm đá tứ phía. Nhưng lắng lòng thanh thản một chút, thì sẽ thấy từng bước nghị trình của ông rất nhất quán. Không phải là quá khứ, mà là tương lai, một tương lai sinh động với trật tự thế giới theo lẽ đạo thông thường, không gò bó theo những thứ chủ nghĩa (ism) chính trị do con người lập ra để tự nhốt mình vào.
Và tương lai ấy chỉ có thể đến với những nguyên tắc bất biến, tự nhiên đối với cá nhân, xã hội, quốc gia hay cả thế giới mà HK đã từng áp dụng như kim chỉ nam để có được American Great! Chính trị phải đạo đã quá đà, đến lúc phải trở về với lẽ đạo thông thường (commonsense). Đó chính là những gì Donald Trump đang làm, và cũng chính vì lẽ đạo tự nhiên – “thuận thiên” mà ông ta vẫn tồn tại trước bao nhiêu phong ba bão tố.   
Vĩnh Tường

No comments