Ngày D-Day - Tổng Thống Trump - Truyền Thông Thổ Tả - Và Người Gốc Việt (Phần 1)
Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 73
Ngày D-Day - Tổng Thống Trump - Truyền Thông Thổ Tả - Và Người Gốc Việt
(Phần
1)
Mấy tuần qua, bình dân Mỹ, Âu, Úc gốc Việt
và có thể kể cả đồng bào Việt nam chắc đã no nức hông với những kiểu cách hay lời
tuyên truyền gây phẩn nộ, buồn chán, thất vọng hoặc vui mừng, tùy theo phe phía
mà mình ủng hộ hay chống đối Tổng thống Trump ở mức độ này hay khía cạnh khác.
Nhiễm độc về thực phẩm hay bội thực, thầy
thuốc có thể cho dùng phương pháp súc ruột, cho ói hoặc thuốc tiêu, thuốc xổ.
Nhưng loại độc tinh thần, độc về tư tưởng thì không dễ giải cứu chút nào. Trong
đời thường, dẫu cho nhận ra mình đã mê lầm, cái “ngã độc tôn” đâu dễ gì cho
phép mấy ai tự cải tà quy chính; cá nhân đã khó, bầy đàn, bè phái lại càng khó
hơn.
Cái bệnh tâm thần này, kéo lê thê mãi
trong xã hội HK và cộng đồng người gốc Việt từ khi ông Trump ra ứng cử cho đến
ngày kỷ niệm D – Day vừa qua, và cứ thế tiếp tục không biết đến bao giờ chấm dứt.
Món ăn tự mình chọn, có lý nào lại chỉ tại người làm cho mình tắm nhuộm thù ghét
đến tâm loạn. Nồng nặc nhất là sự tuyên truyền một cách vô duyên, lố bịch của một
số truyền thông thổ tả (TTTT) gốc Việt nhận xét hồ đồ về vài câu trả lời phỏng
vấn của TT Trump.
Căn cứ vào các câu trả lới ấy, trong trường
hợp ấy, ở địa vị ấy, ở thời điểm ấy, đối chiếu với trống kèn ồn ào của TTTT, bình
dân có lẽ có mấy quyết đoán:
- Một
là không biết có phải họ dốt, không hiểu nội dung câu trả lời của Tổng thống
hay không.
- Hai
là họ dịch sai, chưa tới nơi tới chốn, không đặt toàn bộ nội dung và hoàn cảnh
và thời gian của lời nói.
- Thứ
ba là họ hiểu hết nhưng cố tình đánh lận, cắt xén lời nói, đánh lừa, lôi kéo
người mới vào phe cánh tả của mình, hoặc để tiếp tục giữ quần chúng đã bị lừa mãi
ở trong hộp.
Đáng thương cho đồng bào nào không biết,
hoặc biết ít tiếng Anh, hoặc vì bận lo làm ăn nên thường giao phó tin tức, giao
phó suy nghĩ cho họ, phó thác niềm tin vào họ, tựa như kẻ bán linh hồn, chỉ bởi
chưa thoát khỏi tư tưởng cổ lỗ, cho rằng họ có bằng cấp cao, họ tài giỏi, họ thuộc
đảng của mình, vân vân… Như thế thì lạc hậu biết chừng nào! Có khác chi một thời,
hễ ông Nghè, ông Cống phân xử thì chí lý, bởi chỉ có các ông ấy là người có nho
học!
Piers Morgan là người Anh, trước đây làm
việc cho CNN từ ngày 17/1/2011. Ai cũng biết CNN là một đài cực kỳ thiên tả. Ông
ta có quan điểm chống Trump qua nhiều chính sách liên quan đến di dân, kiểm soát
súng, phá thai, thay đổi khí hậu… Trong mùa bầu cử 2016, Piers Morgan tuyến bố
nếu được bầu, ông sẽ không bầu cho ông Trump, mặc dù anh ta tiên đoán ông Trump
sẽ đắc cử; và anh ta còn tự coi mình như bạn của Donald Trump. Tháng giêng
2018, Piers Morgan được dịp phỏng vấn Tổng thống Trump một lần trên ITV (ở Anh);
nhiều người thiên tả đã chỉ trích Piers Morgan đã bợ đỡ, yêu thích Trump, vì không
có thái độ đủ cứng rắn. Tháng 7/ 2018 được tiếp cận và phỏng vấn Tổng thống
Trump trên AirForce One trong chuyến công du nước Anh của Tổng thống. Tháng 12,
2018, có tin anh ta gửi một lá thư xin làm Đổng Lý Văn phòng Tổng thống – có lẽ
đây chỉ là chuyện chơi!
Sơ lược mối quan hệ giữa Morgan và Tổng
thống Trump, chúng ta thấy cái đểu giả của Truyền thông nhất là của cánh tả. Đặt
hết niềm tin vào TTTT không khác nào bán cả bắp giống. Bởi, chuyên nghiệp của họ
vì tiền, vì danh, vì phe đảng, chứ không vì lẽ phải cho chúng ta. Những thứ thuộc
về công chúng có chăng chỉ là cáu cặn còn lại dưới đáy bình, chúng ta phải tự chắc
lọc, hoặc cặn bã của chính trị, xã hội mà họ thải ra.
Và một lần nữa hôm 5 tháng 6, 2019,
Piers Morgan được phỏng vấn Tổng thống Trump tại Churchill’s War room ở Luân đôn
trong chuyến đi dự lễ kỷ niệm 75 năm ngày D-Day – ngày quân đội đồng minh giải
phóng nước Pháp khỏi sự xâm lược của Hittler.
Trong khi Tổng thống Trump tập trung dự
lễ kỷ niệm chiến dịch quân sự thì Piers Morgan khèo việc xưa Tổng thống Trump không
tham gia quân đội, nhằm nêu lên sự tương phản, đốt pháo mở đường làm dấy lên
chiến dịch tuyên truyền bôi bác, làm giảm ý nghĩa và giá trị chuyến đi của Tổng thống.
TTTT Việt ngữ như những con mộm bị giật
dây, được dịp vẫy cờ, khua thùng, gõ mõ lốc cốc, leng keng… rằng ông Trump không
có công tham gia quân đội ngày nào, hoặc không đáng tin cậy để giao kho vũ khí,
ông Trump coi thường chiến tranh Việt nam, ông Trump khen Việt cộng, vân vân…
Nghe đến đây mà không cười thì cần kiểm
tra lại xem ta có thiếu gì chăng. Đó là một câu hỏi: Bà tổng thống hụt Hillary
Clinton, hay thần tượng Obama được xem như đấng tiên tri của quý ngài, hoặc mấy
chục ứng viên DC có mấy người tham gia quân đội? Trong khi đó Tổng thống Trump
thuở nhỏ, thay vì học trường cộng đồng, ông đã trưởng thành và tốt nghiệp từ
trường quân đội, được phong làm đại úy lúc ra trường. Nguyên tắc làm việc, tác
phong, tinh thần hy sinh, tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm, thuật chỉ
huy, thuật quản trị nhân sự, chiến thuật, chiến lược, tầm quan trọng của vũ khí
lớn nhỏ, vân vân… ông ta có học không? Ai không biết thì hỏi mấy cụ sĩ quan quân
đội xem.
Dân chủ và TTTT xưa nay là thế, cứ việc
chỉ vào mũi người, và mặc kệ mình lọ lem từ đầu đến chân như vừa chui ra khỏi ống
khói. Như hậu quả của vở kịch vu oan, giá họa ông Trump Thông Đồng với Nga, bây giờ đang siết dần đám tác giả và đạo diễn, ăn
ngủ chẳng yên; mấy ngàn email bà Clinton xóa mãi không trôi; hoặc xa hơn nữa, chiếc áo đầm xanh nhớp nhúa của cô
Monica mấy mươi năm vẫn khó phai màu…
Bình tĩnh xem đám TTTT múa may cho vui,
rồi nay chúng ta mới nói cũng chẳng muộn. Muốn biết thực hư ra sao, phải xem
cho kỹ nguyên văn lời nói của Tổng thống trong trường hợp bị TTTT, Morgan chơi
xỏ trước ống kính thế giới:
Piers Morgan hỏi: “Ông đã không thể phục
vụ trong quân đội ở Việt nam vì ông bị xương lồi dị dạng [ở dưới gót chân]. Ông
có ước muốn phục vụ hay thích phục vụ không?”
Tổng thống tra lời
“Tôi chưa bao giờ là người hâm mộ cuộc chiến đó. Tôi thành thật nói
với bạn. Tôi
nghĩ đó là một cuộc chiến khủng khiếp,
Tôi
nghĩ nước ấy ở rất xa, không ai từng biết.
. . bạn biết,
bạn đang nói về Việt
Nam và vào thời điểm đó, chưa ai từng nghe về đất nước này…
Đây không giống
như chiến đấu chống lại Đức Quốc xã hay Hitler.”
“Tôi đã không xuống đường diễu hành hoặc nói rằng tôi sẽ dọn
qua Canada, nhưng tôi không phải là một người hâm mộ.”
Morgan hỏi tiếp tổng thống rằng nếu
không bị xương bất phát triển bất thường thì ông có phục vụ không, và Tổng thống
Trump trả lời:
“Tôi không hề bận tâm về điều đó
chút nào. Tôi sẽ cảm thấy vinh dự [nói chung là phục vụ trong quân đội] nhưng tôi
nghĩ rằng bây giờ tôi đã bù đắp cho quân đội. Hãy xem $700 tỷ năm ngoái và năm nay
$716 tỷ và tôi nghĩ tôi đã bù đắp rất nhanh bởi chúng
tôi đã xây dựng lại quân đội của chúng tôi ở cấp độ mà bạn chưa từng thấy trước
đây.
TT Trump nói tiếp:
“Hôm nay, họ làm rất giỏi, thực tế, về
thương mại, họ tàn bạo, họ rất tàn bạo, họ là nhà đàm phán có
tầm cỡ, họ là những
nhà doanh nhân lớn.”
“Nhưng trước kia, không ai nghe nói về Việt Nam, và họ từng
nói, chúng ta
đang làm gì? Rất nhiều người chết, chuyện gì xảy ra ở đó?”
‘Vì vậy, tôi chưa bao giờ là một người
hâm mộ”
Quân đội HK tham chiến ở Việt nam lúc ông
Trump 18 tuổi (1964). Lúc đó ông đã ghi danh vào Hệ thống Tuyển Quân như mọi
người. Sau khi tốt nghiệp Học viện quân sự ở New York, ông được gọi điền đơn lại,
và được hoãn dịch khi tiếp tục vào học trường kinh doanh bất động sản Wharton
School 4 năm, ở Philadenphia. Năm 1968 vì xương gót chân mọc dị dạng, được phòng
tuyển binh khám và quyết định ông thuộc loại I-Y, được tạm hoãn dịch, ngoại trừ
trường hợp khẩn cấp quốc gia. Đến tháng12 năm 1969 qua cuộc gọi bốc thăm, ngày
sinh 14 /6 của ông được gặp số cao hơn số quân được tuyển, ít có hy vọng được
tuyển, ngay cả trường hợp không có giấy xác nhận I-Y. Đến 1972 ông đã được tái
xác nhận vào loại 4-F, miễn dịch vĩnh viễn.
Trong thời chiến tranh, chuyện hoãn dịch,
miễn dịch có biết bao trường hợp mà kể cho hết. Điều quan trọng là chúng ta cần
tìm hiểu thấu đáo trước khi tin TTTT tuyên truyền, chụp mũ xuyên tạc.
Chính trị nói ngã nói nghiêng, nhưng hồ
sơ ghi danh, và xác nhận sức khỏe vẫn còn đó, chúng ta miễn bàn. Ai thích bôi bác
thì cứ tự nhiên.
Bình dân ai cũng biết, trong cuộc phỏng
vấn mang tính chính trị công khai, ngay cả những câu trả lời lập lờ trước công
chúng, rằng không nhớ rõ điều này hay điều kia, mấy chục năm về trước của cá nhân
trong cuộc, cũng đều có lý do của nó: Đó
chính là phải nhạy bén đánh, đỡ như thế nào, hoặc cho truyền thông các loại món ăn nào,
những gì có lợi, những gì nên nói, không nên nói, và đặc biệt là nói đến đâu, và
lái đề tài sang hướng nào có lợi nhất. Nhiều chính trị gia, bị truyền thông
chơi chết không một chút thương tiếc, và cũng có người nhờ truyền thông phe phía
bợ đỡ. Đến đây, chúng ta chắc ai cũng nhớ 8 năm Obama làm tổng thống, tuyệt vời
đến mức TTTT xem như đấng tiên tri vì không có một lời phê phán nào, mặc dù chính
quyền của ông tạo scandals hết góc này đến cạnh kia, kể cả cho đến mấy tuần trước
ngày mãn nhiệm; sau hai năm mãn nhiệm mà Tư pháp HK vẫn còn hụp lặn chưa ra khỏi
vũng sình từ thời Obama.
Và bây giờ từng câu một, chúng ta hãy mổ
xẻ xem TTTT và truyền thông tỵ nạn đánh Tổng thống như thế nào, đánh có đúng không.
“Tôi
chưa bao giờ là người hâm mộ cuộc chiến đó [Việt nam]”.
Tổng thống Trump không hề nói cuộc chiến
nên có hay nên không. Trong lòng có gì, ông đã nói nấy. Ông chưa bao giờ hâm mộ cuộc chiến ở Việt nam. Nhưng ông đã làm cho những
đầu óc quen chính trị phải đạo (political correctness) khó chịu. Theo họ Tổng
thống nên nói là ‘Tôi yêu Việt nam tôi chống
cộng sản, tôi muốn đi lính nhưng vì thế này hay thế kia…” Hoặc có người tự
thêm vào ý của Tổng thống là ông đã coi thường cuộc chiến. Còn người cộng sản, hoặc
người ưa cộng sản thì có thể thích thú với ảo tưởng rằng ông Trump có ý khen họ có chính
nghĩa!
“Tôi
thành thật nói với bạn. Tôi nghĩ đó là một cuộc chiến khủng khiếp”
[terrible war].
Chữ terrible là tính từ có nhiều nghĩa, dùng chỉ trạng
thái, phẩm chất của một sự vật hay sự kiện. Ở đây có nghĩa là khủng khiếp, vì có thương vong gây sợ hãi.
Thế mà nhiều anh chị truyền thông cứ việc dịch vô tội vạ, xài cả hai từ “tồi tệ” hay “tồi bại” có hàm ý xấu hổ, coi khinh, để phổ biến và bôi bác Tổng
thống, mà không hỏi xem ông là Tổng tư lệnh quân đội, ông có thể nào xài từ như
thế để miệt thị quân đội do mình lãnh đạo?!
Có lẽ bình dân khó quên rằng chỉ có
Kerry (*) mới miệt thị quân đội trong cuộc chiến Việt Nam mà thôi! (Chi tiết –
xem link ở phần phụ chú)
“Tôi
nghĩ nước ấy ở rất xa… vào thời điểm đó chưa ai nghe tới đất nước này.”
Câu này không sai nhưng chưa đủ, nếu có
sai chăng là con số người nghe tới Việt nam. “Chưa ai biết đến” không hoàn toàn
đúng, chính xác là “ít người biết đến” - “Not too many” thay cho “nobody” thì khả tín hơn. Nhưng trong văn nói,
trường hợp lướt qua, không ai đòi kiểm chứng, tác giả nhân lúc thuận đà, phóng đại để nhấn mạnh ý kiến của mình là chuyện thông thường, không tổn hại đến ai và người
ta có thể hiểu.
Sự thật lich sử trong thời điểm đó, người
Mỹ họ ít biết đến Việt nam là chuyện không có gì lạ. Có nhiều người biết hơn, khi có nhiều tử sĩ và nhất là lúc có làn sóng người tỵ nạn bỏ nước ra đi khi mất
miền Nam năm 1975, đến nỗi Thống đốc Jerry Brown (Dân chủ) ngăn cả phi cơ chở người tỵ nạn Việt nam đáp xuống phi trường Travis ở California, Joe Biden cùng các nghị sĩ Dân chủ không muốn nhận dân tỵ nạn Việt nam, khiến Tổng thống Ford phải nổi nóng "damned mad!" (tháng 6/1975).
“Đây không giống như chiến đấu chống lại Đức
Quốc xã hay Hitler.”
Đây cũng là sự thật hiển nhiên. Cuộc chiến
Việt nam tuy khốc liệt và tốn nhiều nhân mạng, nhưng là đối đầu với khối cộng sản
thế giới mà Việt nam là chiến tuyến. Và tại sao Tổng thống lại kèm ngay câu
so sánh trong lúc này?
Mục tiêu của nhà truyền thông thiên tả,
Morgan là nhân lễ kỷ niệm đánh Đức Quốc xã [D-Day], đưa ra trường hợp hoãn dịch
của Tổng thống nhằm làm mất ý nghĩa của sự có mặt và lời tán thán các anh hùng
của Tổng thống trước thế giới. Tổng thống Trump cũng đâu có vừa, ông liền vạch
ngay ra sự khác biệt. “Êh! Đây là hai trường hợp khác nhau. Anh không được đánh đồng để chỉ trích tôi đấy nhé!”
“Tôi
đã không xuống đường diễu hành hoặc nói rằng tôi sẽ dọn qua Canada, nhưng tôi
không phải là một người hâm mộ.”
Câu này hết sức độc đáo. Ở tuổi thanh niên
bồng bột, tư tưởng không đồng tình với cuộc chiến, nhưng không quá khích đến mức
xuống đường biểu tình theo đám phản chiến, đâm sau lưng chiến sĩ như Jane Fonda
hay John Kerry.
“…
hoặc nói rằng sẽ dọn qua Canada”
Đây chính là cái tát vào mặt những người mang danh xưng tỵ nạn,
ủng hộ DC và mê Từ Hy Thái hậu thời nay, mà không nhìn thấy đâu là chân, đâu là
ngụy, đâu mới thật là nơi trọng lẽ phải thông thường (common sense).
“Hôm nay, họ làm rất giỏi, thực tế, về
thương mại, họ tàn bạo (brutal), họ rất tàn bạo, họ là nhà đàm phán có
tầm cỡ, họ là những
nhà doanh nhân lớn.”
Đây cũng là một sự thật. Có gì lạ đâu? Tổng
thống nói “làm rất giỏi, sự thật, về thương mại” (They’re
doing very well, in fact, on trade…)
“well” ở đây có thể hiểu là “giỏi”, nếu dịch là “tốt” thì có thể bị hiểu nhầm. Giỏi
và tốt trong tiếng Việt có chỗ khác
nhau; một bên thường dùng cho kỷ năng, một bên dùng chỉ phẩm chất. Trong trường
hợp về thương mại, dùng từ “giỏi” phù hợp hơn là “tốt”.
Và để khỏi nhầm lẫn Tổng
thống đã rất tinh ý khi chêm vào chữ, “trên
thực tế, nói về thương mại” (in fact, on trade). Vậy thì còn gì không rõ, để
rồi cứ việc bôi bác om sòm, khiến một bên “tự sướng”, một bên chỉ trích, và làm
cho một số người ủng hộ Tổng thống tỏ ra hơi thất vọng!
“…
họ [tàn] bạo, họ rất [tàn] bạo,”
Tổng thống Trump nhanh chóng lái đề tài
sang hướng khác cũng thuộc Việt nam. Muốn hiểu ông có ý nói gì, ở trường hợp này,
không thể kết luận hồ đồ, chúng ta phải đặt ông trở lại vị trí nhà kinh doanh có
thực tài, ngôn ngữ nói về thương trường, phải lấy thương trường mà luận. Chữ “brutal” ở đây có ý là bạo, bợm, có chút ẩu, liều
lĩnh trong đó có chút gì thiếu thông minh. Dĩ nhiên bạo, bợm đây không có ý khinh miệt hay buộc tội
như khi luận về đạo đức.
“… họ là nhà đàm phán có tầm cỡ, họ là
những doanh nhân lớn” .
Thứ
nhất, thương trường là
chiến trường, những ai “có gan thì làm
giàu”. với ý nghĩa đó những doanh nhân Việt nam hiện nay được Tổng thống
xem là có tầm cỡ. Nếu không nâng họ lên hàng có tầm cỡ thì chúng ta thương lượng
với ai, và khi chúng ta thắng họ, liệu có ý nghĩa gì chăng? Và bình dân nên hiểu
rằng Tổng thống chỉ nói đến những doanh nhân, chứ không hề nói gì đến cộng sản hay chế độ cộng sản cả,
một lời cũng không.
Thứ
hai, Hoa Kỳ đang trong vị
thế chiến lược, không để cho Trung cộng độc chiếm ảnh hưởng đối với Việt nam, Tổng
thống không khen thì ít ra cũng không thể động đến chế độ đương quyền.
Trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã
bình thường hóa, “…đi với ma thì mặc áo
giấy”, nhưng Tổng thống Trump hoàn toàn khác với Obama, ông đã biết rất rõ
rằng mình tuy phải mặc áo giấy, nhưng tuyệt đối không phải là ma. Lập trường của
ông rất dứt khoát. Ông đã thẳng thắn tuyên bố trước công chúng HK và thế giới rằng:
cộng sản, xhcn chỉ muốn tóm thâu quyền lực, mang lại chết chóc, đau thương và
thất bại cho nhân loại; “Mỹ sẽ không bao
giờ là nước xã hội chủ nghĩa” và “Con người từ lúc sinh ra đã tự do và vĩnh viễn
được tự do”
Không ngoài chiến lược này, khi có cơ hội,
ông liền khen doanh nhân tự do, bạo gan, cũng chính là bài xích, đánh vào tư tưởng
xhch - tập trung chỉ huy kinh tế.
Vậy có khó hiểu lắm không khi thấy những
người tỵ nạn mà lại chống Tổng thống Trump? Trả lời được câu hỏi này thì nhận rõ
ai ở chân trời nào chứ gì! Tuy vậy bên cạnh đó vẫn còn điều đáng buồn là có những đồng
bào thân thương, vô tình bị TTTT thuộc DC, tiêm chất dịch chống Trump đã trở thành
hội chứng, không dễ gì chữa khỏi!
“Nhưng trước kia, không ai nghe nói về Việt Nam, và họ từng
nói, chúng ta
đang làm gì? Rất nhiều người chết, chuyện gì xảy ra ở đó?
Tổng thống đã nói tiếp nhằm nhấn mạnh lý
do ông không hâm mộ chỉ vì cuộc chiến khủng
khiếp (nhiều người hy sinh) - Tổng thống chỉ nhắc đến khía cạnh tổn thất nhân
mạng, chứ không hề đề cập đến chiến tranh mang tính ý thức hệ, hoặc chính nghĩa
hay phi nghĩa. Dĩ nhiên ông thừa biết, nhưng đây đâu phải chỗ nói về điều đó. Ông đã chọn từ ngữ rất bén, rất nhanh, dừng đúng chỗ, để đánh trả và đạt được
thông điệp gửi ra ở mức độ cần thiết và có thể. Một số vị đã tự vẽ rắn thêm chân, suy nghĩ quá đà và thiển cận, rồi chỉ trích rằng ông Trump coi thường chính nghĩa cuộc chiến!...
Từ câu đó đến câu kế tiếp: “Vì vậy, tôi chưa bao giờ là một người
hâm mộ”. Rõ ràng ông không hâm mộ chỉ vì khía cạnh khủng khiếp của
cuộc chiến mà thôi! Còn chiều sâu, không phải lúc để nói.
Đứng về phía một người HK, những câu trả
lời của Tổng thống Trump rất nhạy, rất bén, vô thưởng vô phạt, nhưng xóa tan được
ý đồ đen tối của TTTT. Piers Morgan đã bị đánh bại, và diễn văn của Tổng thống
trong ngày D-Day vẫn sang giá như thường.
Về phía người gốc Việt tỵ nạn có lẽ nên
bình tĩnh tìm hiểu xem phản ứng của Tổng thống Trump sắc bén như thế nào, trong
lúc phải bước trên lưỡi kiếm đã sắp đặt sẵn của TTTT.
Quả thật Tổng thống Trump đã rất tinh tế.
Xem, nghe và xét kỹ từng lời một trong hoàn cảnh phải bước vào những cái bẫy của
TTTT, một cách công bằng, khách quan, bình dân dễ cảm thấy các cuộc đọ sức thật thú
vị. Tiếc thay, một số cụ tỵ nạn cứ tiếp tục gắn chặt thù hằn, khỏ ở, đến nay vẫn
chưa thấy mình đã lãng phí thời gian, bị TTTT dắt vào những đống rác của chính
trị phải đạo.
Trong cuộc phỏng vấn ấy, Tổng thống Trump bị
cài bẫy vào nhiều đề tài khác, như Thay đổi Khí hậu, về luật kiểm soát súng, về
Bảo hiểm toàn dân… Câu trả lời nào cũng đáng ghi nhận sự đối đầu một cách tinh
tế, sắc bén, khôn ngoan. Kỳ sau, bình dân chúng ta sẽ có dịp dạo tới đó.
Ai nói rằng, ông Trump kém thông minh
hay không biết làm chính tri, xin cho tại hạ một lời giải thích. Xin đa tạ và sẵn
sàng lắng nghe.
Vĩnh Tường
__________________________
Ghi
chú: Lời
Tổng thống nói bằng tiếng Anh
‘I was never a fan of that war. I will be honest with
you. I thought it was a terrible war, I
thought it was very far away, nobody ever… you know, your’re talking about
Vietnam and at that time, nobody had ever heard of the country.… This wasn’t like fighting against Nazi
Germany or Hitler. I wasn’t out on the streets marching or saying I would
move to Canada but I wasn’t a fan.
“I would not have minded that at all. I would have been honoured [to
serve in the military generally] but I think I’m making up for it now because
we’re rebuilding our military at a level you’ve never seen before.’
“Today they’re doing
very well, infact, on trade, they are brutal, they are very brutal, they’re great negotiators,
they’re great business people.
But nobody heard of Vietnam, and they were
saying, what are we doing? So many people are dying, what is happening over
there?
So I was never a fan”
Các từ tiếng Anh đã bị
dịch sai:
Brutal
·
đầy thú tính; cục súc
·
hung ác, tàn bạo
BRUTAL: bitter, burdensome, cruel,
excruciating, grievous, grim, hard, hardhanded, harsh, heavy, inhuman,
murderous, onerous, oppressive, rough, rugged, searing, severe, stiff, tough,
trying (cay đắng, nặng nề, tàn nhẫn, ghê tởm, đau buồn, nghiệt ngã, khó khăn, cứng
rắn, khắc nghiệt)
Choose the
Right Synonym for brutal
BRUTAL, BRUTISH, BESTIAL, FERAL mean characteristic of an
animal in nature, action, or instinct. (đặc tính trung bình của một động vật trong tự nhiên, hành
động hoặc bản năng.)
BRUTAL applies
to people, their acts, or their words and suggests a lack of intelligence,
feeling, or humanity. (áp dụng cho mọi người, hành vi của họ, hoặc lời nói của họ và cho thấy sự
thiếu thông minh, cảm giác hoặc tính nhân văn.) a
senseless and brutal war (một
cuộc chiến vô nghĩa và tàn khốc)
BRUTISH stresses
likeness to an animal in low intelligence, in base appetites, and in behavior
based on instinct.( nhấn mạnh sự giống nhau của một con vật có trí thông minh
thấp, sự thèm ăn cơ bản, và trong hành vi dựa trên bản năng.) brutish stupidity (sự ngu si)
BESTIAL suggests
a state of degradation unworthy of humans and fit only for beasts. (Cho thấy một tình trạng xuống cấp không xứng đáng với con
người và chỉ phù hợp với những con thú)
bestial depravity (tình trạng hư hỏng, tình trạng suy đồi; sự sa
đoạ, hành động đồi bại; hành động
sa đoạ, hành động truỵ lạc)
FERAL suggests
the savagery or ferocity of wild animals. the struggle to survive
unleashed their feral impulses (cho thấy sự man rợ hoặc hung dữ của động vật hoang dã. cuộc
đấu tranh để tồn tại giải phóng xung động hoang dã của họ)
terrible
dễ sợ, ghê gớm, khủng
khiếp. Như : a terrible death (cái chết khủng khiếp)
quá chừng, thậm tệ.
Như: a terrible gossip (người hay ngồi lê đôi mách quá chừng)
1: extremely
bad: such as
a: notably
unattractive or objectionable terrible behavior
(đáng chú ý là hành vi khủng
khiếp không hấp dẫn hoặc phản đối)
b: of
very poor quality; a terrible movie
(có phẩm
chất rất kém; một bộ phim
kinh khủng)
b: formidable
in nature (ghê gớm trong tự nhiên) : AWESOME a terrible responsibility (một trách nhiệm khủng khiếp)
No comments