Tổng Thống Donald Trump Và Cuộc Cách Mạng Về Nguồn
Tổng Thống Donald Trump Và Cuộc Cách
Mạng Về Nguồn
Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 10
3/24/2018
… trong khi Tập Cận Bình đưa đất
nước Trung Quốc trở về thời quân chủ - kèm thêm chủ nghĩa Marxism biến thể, thì
ở Hoa Kỳ, TT Donald J. Trump cũng đưa đất nước trở về, nhưng trở về thời độc
lập, tự do tư bản - vàng son của nó (Make America Great Again). Hoa Kỳ không có
quá khứ vua chúa, và may mắn là chưa bao giờ được nếm mùi xã hội chủ nghĩa. Vì
vậy chuyến tàu Trump chắc chắn không có ghế cho những ai muốn chạy về huớng cổ
mộ của Mác – Lenin (Marxism – Leninism). Đường gập ghềnh, đầy gai gốc và chướng
ngại dọc ngang khiến con tàu phải lắc lư là điều không thể tránh khỏi. Đó là lẽ
thường của lối trở về sau thời gian hoang phế - không chỉ sự vật mà cả lòng
người đã ngã nghiêng, xa rời chính đạo, mất định hướng. Cho dù con người quyết
định tất cả, nhưng tất cả quyết định không ra ngoài chữ thời, cũng như lúc này,
cuộc cách mạng về nguồn khi đủ cơ duyên thì nó nhất định phải đến.
Cuộc cách mạng VỀ NGUỒN:
Nghị trình của TT
Trump, bình dân có thể nói là cuộc các mạng về nguồn. Trong tám năm
qua TT Obama đã tích cực xây dựng nền móng đưa đất nước thiên hướng chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa toàn cầu hoá (globalism), các chính sách đã đi xa về phía
trái và có thể ông đã nắm chắc rằng bà Clinton sẽ kế thừa và phát triển con
đường của mình để hình thành một trật tự thế giới mới như mộng “thiên đàng
không còn bất công, không còn giai cấp”. Bình dân điểm lại kỹ sẽ lóe lên một
cái nhìn, luật bảo hiểm y tế là bước đầu tiên - kế đến là biên giới lỏng lẻo,
dễ giải đối với di dân bất hợp pháp, kể cả tôi phạm - hàng ngàn quy luật trói
buộc kinh tế HK vì lý thuyết thay đổi khí hậu. - vận động
người lãnh đạo gần hai trăm nước cùng đứng chung hòa ước thay đổi khí hậu và dĩ
nhiên, tiến trình này sẽ không dừng ở đó - chuẩn bị đón nhận nhiều di dân từ
các nước HG kiểu như bà Merkel, thủ tướng Đức đã làm và đang rước khó khăn
- quan tâm chiếu lệ đối với vấn đề TQ tung hoành ở biển đông
- đối với khủng bố HG cực đoan hay Syria cũng không quyết liệt mất
còn. Trong suốt thời kỳ TT Obama, ngay ở thành phố Chicago, tiểu bang Illinois
nơi khởi đầu sự nghiệp chính trị của mình, dân Mỹ gốc Phi giết nhau hàng ngày,
có gần 4000 người chết, tương đương số tử sĩ ở chiến trường Iraq,
nhưng không thấy ông quan tâm triệt để. Người dân Hoa Kỳ chính gốc đã thấy đất
nước đang đi về hướng chẳng nên đi, nên quyết giao quyền cho ông Trump khi ông
này đòi dừng lại để “Make America Great Again – and American First.” Một đi ra
xa phía trái, một trở về trung tâm để Make America Great như trước. Nếu
không phải là cách mạng về nguồn thì bình dân gọi bằng gì?
1. Cải tổ truyền thông:
Cứ tưởng ông Trump nhất thời nóng
giận, đôi co với truyền thông, hay ghét truyền thông, là tiếp tục mù tịt trong
cái đống bùi nhùi sân si, chứ không thể hiểu được gì hơn.
Truyền thông dòng chính càng ngày
trở thành TTTT (truyền thông thiên tả). Như bình dân đã dư biết, truyền thông
không còn lạ gì với ông Trump, bởi vì nó là một phần trong kinh doanh của ông
qua rất nhiều năm. Ông làm chủ và đóng nhiều vai trong các chương trình TV; ông
đã viết nhiều sách. Tin giả và sự mị dân, lèo lái dư luận hoặc ngu hoá quần
chúng không qua mắt ông được. Họ đã làm giàu trên những thứ mang lại tai hại
cho xã hội.. Muốn cải tổ xã hội, giữ gìn giá trị tinh thần và truyền
thống văn hoá không còn gì quan trọng hơn là phải đánh thức hoặc chiến đấu để
loại trừ truyền thông thiên tả hoặc bất lương. Chính vì vậy mà bình
dân không lạ gì khi thấy ông điểm thẳng mặt fake new tức khắc, hoặc phản công
khi nào có cơ hội. Ông thuộc dạng người thà lội sình, đi đứng thẳng lưng chứ
không chịu đi khòm trên đường vạch sẵn. Khi gạn lọc nước, thường phải khuấy đục
để khi lắng yên ta mới thấy đâu là nước trong, đâu là chất bẩn. Truyền thông
loại này đã luôn sập bẫy của ông Trump có cái tên là “nói nửa lời”, phần
còn lại để cho TTTT diễn dịch. Dĩ nhiên là họ sẽ diễn dịch theo cái tâm bất
chính chứ không phải là sự thật. Nửa lời còn lại là sự thật sẽ được nói sau.
Như thế có khác nào bảo họ tự vả miệng mình. Họ sẽ phải tự thanh
lọc, hoặc xã hội sẽ dần hồi đào thải họ. Ông Trump đã mượn tay bình dân sửa trị
truyền thông bất lương. Ông Trump không ngán, không sợ TTTT như ông Bush con vì
ông đi guốc trọng bụng họ. Bình dân không nói đến Clinton hay Obama vì suốt
nhiệm kỳ họ tốt quá nên luôn được TTTT khen nức nở chứ không thấy ai chê trách!
Truyền thông dòng chính bây giờ hầu hết là TTTT, đã trở thành cơ quan tuyên
truyền cho một bên thì dân còn mong gì ở họ. May mắn cho xã hội ngày nay, nhờ
Twitter giúp tổng thống bắn thông điệp gốc, nguyên lời nói của ông đến cho
dân, vượt qua khỏi bức tường loa tuyên truyền của TTTT. Bây giờ bình dân đã rõ
tại sao tổng thống cứ tweet và TTTT thì cố tìm cách ngăn chặn.
2. Cải tổ lại chính quyền:
Ai là người đầu tiên đòi xả cái đầm? Từ “xả cái đầm lầy” (drain the swamp) đã
làm cho chính giới phẩn nộ, nhưng đó là sự thật mà lâu này không ai dám đụng
tới.
Ông Trump tuy chưa giữ chức vụ gì
trong chính quyền nhưng ông là người từng vào ra chốn quan trường để vận động
hành lang để tìm sự ủng hộ cho những công trình xây dựng, hay kinh doanh của
ông. Ngay cả ông bà Clinton cũng đã nhận tiền của ông không nhỏ. Ông cũng từng
ủng hộ tiền cho cả hai đảng DC cũng như CH. Lẽ ra họ phải là những đại diện
công minh liêm chính nhưng họ đã thái quá, làm hỏng hệ thống công quyền. Ông
Trump đã xăm mình đòi xả đầm, làm sao tránh khỏi thiên hạ cay cú, vì quyền uy
và địa vị lâu đời của họ có thể sẽ lung lay bởi môt tay không sợ trời, không sợ
đất; một người chỉ vì dân, vì nước mà làm, và đặc biệt là không ai có thể mua
chuộc được. Cả DC và CH đều lo sợ và ít có người ưa ông thần Trump là vì lý do
dễ hiểu: hễ “thẳng mực tàu thì nhất định đau lòng gỗ” hoặc nói
cách khác “trung ngôn thì ắt phải nghịch nhĩ" đấy thôi. Thời
nay nhân đạo suy vi, người ngay đâu dễ có chỗ đứng. Cái đạo lý này, có khó hiểu
lắm không?
Nghe lại những lời phát biểu của TT
Trump trong ngày nhậm chức, chúng ta sẽ thấy ông ta đang làm gì. Ông đã nói:
“Đã quá lâu, một nhóm nhỏ ở thủ đô
của đất nước chúng ta đã gặt hái bổng lộc công quyền trong khi người dân phải
trả giá. Washington hoa mỹ nhưng người dân không được chia phần phong phú đó.
Chính trị gia trở nên thịnh vượng, nhưng nhiều việc làm biến mất và nhiều nhà
máy đóng cửa. Giới cầm quyền bảo vệ chính họ chứ không phải người công dân của
đất nước chúng ta. Thắng lợi của họ không phải là thắng lợi của qúy bạn. Niềm
hân hoan của họ đã không phải là của qúy bạn. Và trong khi họ ăn mừng ở thủ đô
của đất nước chúng ta thì không có gì đáng kể để tán dương cho những gia đình
chật vật ở khắp mọi miền đất nước.”
Vấn đề quan trọng không phải là đảng
nào kiểm soát chính phủ của chúng ta, mà liệu chính phủ của chúng ta có phải do
người dân kiểm soát hay không.
Giờ đây mọi người đang lắng nghe qúi
bạn. Hàng chục triệu người tập hợp để tham gia một phong trào lịch sử, như thế
giới chưa từng chứng kiến trước đây.
Đây là lễ mừng của quí bạn. Và đây,
Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là của quí bạn.”
“Cốt lõi của phong trào này là một
niềm tin thiết thực rằng quốc gia tồn tại chính là để phục vụ công dân. Người
Mỹ cần trường học tốt cho con cái, khu dân cư an toàn cho gia đình, và công ăn
việc làm tốt cho bản thân họ. Đây là những đòi hỏi công bằng và hợp lý của
người dân đúng nghĩa và công chúng đúng nghĩa.”
Ngày 28/1/2017 sau khi nhậm chức TT
đã ký ngay sắc lệnh xả đầm lầy ở Washington, cấm các viên chức hành chính thay
mặt cho một chính phủ nước ngoài vận động hành lang Hoa Kỳ và áp đặt lệnh cấm
vận kéo dài 5 năm riêng biệt. Và từ đó, ông tổng thống này không ngại làm người
khai mương xả đầm, tấn công thẳng bất kỳ chính trị gia nào chỉ có nói mà không
làm, hoặc quen thói ngụy ngôn, chính trị mị dân.
3. Cách mạng phải đạo chính trị:
Từ lâu, chính trị gia cho mình là
thành phần ưu tú, đã quá quắt đến quên rằng những lời họ nói kiểu phải đạo
chính trị không phải là lời nói thật. Nó phản tác dụng trong thế kỷ thông tin
hiện đại. Trong kỷ nguyên của ông Trump, kiểu nói quanh co, nặn cho ra cái lý
giả tạo cho những vấn đề liên quan đến những sai lầm của cá nhân viên chức hay
của đảng; hoặc dùng đủ mọi cách bao che, bào chữa, mị dân hướng dẫn dư luận -
tất cả đã và đang bị đánh bại trước những lời nói thật, như vác đá đập trứng.
Ông nói thật, làm thật, làm cho chính trị gia dần hồi chừa bớt lối nói kiểu đạo
đức giả. Bất kể lúc nào, có khi ba, bốn giờ sáng không chừng, người dân cũng
thấy những lời tweet bắn ra, phanh phui huỵch toẹt sự thật. Chẳng hạn, khi chủ
tịch khối dân chủ Thượng viện, ông Chuck Schumer dắt mấy gia đình HG ra trước
micro; ông mếu máo, sụt sùi, quẹt nước mắt, chỉ trích sắc lệnh ngưng nhận di
dân 7 nước HG của TT Trump để có thời gian tìm kế hoạch thanh lọc, TT
tweet rằng “Nancy Pelosi và ông Nước Mắt Giả Chuck Schumer tập trung ở
bậc thềm của Tối cao pháp viện và micro không có hiệu quả gì cả…” Trước
khi người ta khóc theo thì đã bị ông Trump cảnh báo. Đây chỉ là một ví dụ trong
muôn ngàn. Ông Trump lật tẩy hết. Họ không tức sao được chứ! Còn bình dân thì
thích nghe sự thật, nhưng không ít kẻ còn thích nghe lời vuốt ve cho ngọt tai,
hoặc xem biểu diễn sao cho mát mắt?
4. Chỉnh đốn nạn di dân bất hợp pháp (tả khuynh gọi đổ đồng là người không cò giấy tờ) : Cái tường biên giới là quan trọng nhất.
Bao nhiêu năm qua, các chính quyền
trước không giải quyết được gì, và gần đây trong thời Obama, tình hình trở nên
tồi tệ hơn bởi tỏ rõ chính sách dễ giải bên trong và lỏng lèo ở biên giới - tức
là những ai đã chạy lọt vào Hoa Kỳ vào thành phố bảo hộ, nhưng ngoài kia biên
giới thì “bắt rồi thả”. Như vậy có khác nào phí tiền của và tội nghiệp cho lính
biên phòng, để rồi lãnh hết hậu quả?
Ông Trump cứ theo lẽ thường, đòi
thực thi luật đã thông qua từ trước, là xây tường bít đầu vào và giải quyết hậu
quả tồn đọng bên trong. DC đòi xây cầu mới hợp với giá trị người Mỹ, thay vì
xây tường. Vậy chờ khi nào qúy ông, qúy bà hô đập bỏ tường rào chung quanh nhà
của họ để xây cầu bắt qua nhà hàng xóm cho gần gũi, thì bình dân ta cùng tình
nguyện đi giúp. Nếu không phải cầu như thế thì còn là cầu gì? Chính trị ngày
nay thật dị hợm như người ở hành tinh khác. Bức tường biên giới ngoài mục tiêu
an ninh, kinh tế, nó còn là giải pháp có tính nhân đạo nữa. Thử nghĩ xem, Hoa
Kỳ hấp dẫn cả thế giới, thì cần phải có trách nhiệm, mạnh dạn giải quyết vấn đề
một lần cho xong. Chính sách đối với di dân bất hợp pháp đã bị vỡ. Người khắp
nơi liều mạng chen vào, và bao nhiêu người đã chết bằng đủ mọi cách trên đường
đi. Khi dân khắp nơi vào Mễ, tập trung ở các thanh phố biên giới, mang theo
không biết bao nhiêu vấn nạn ở đó, kể cả xã hội đen, nạn buôn người, buôn thuốc
phiện. Các thành phố Mễ ở đó đã biến thành nơi không còn luật lệ, chính quyền
không còn kiểm soát nổi những tệ nạn. Một khi đã liều thân vào được ở HK thì họ
đi làm thuê với giá lương rẻ và không được quyền lợi gì cả. HK phải tiếp tục
chi hàng tỉ dollars để trợ giúp có tính nhân đạo, xã hội lại có thêm giai cấp
thấp hơn người lao động bình thường. Lý luận dễ dãi cho họ vào vì họ là thành
phần kinh tế của HK. Đây có phải thật sự nhân đạo không? Ai nói đúng thì giơ
cao tay lên xem.
Ba vấn nạn mà bức tường có thể giải
quyết là An ninh, Kinh tế, và Nhân đạo. Sau khi có bức tường, bề lâu bề dài sẽ
giảm được lính canh giữ - có khi thiệt mạng, giảm chi phí rất lớn hàng năm,
giảm nhân mạng, giảm hẳn đường dây thuốc phiện xâm nhập làm hại thanh thiếu
niên HK, trong đó có con em và gia đình người Mỹ gốc Việt. Kinh tế sẽ ổn định
hơn, an ninh trong nước sẽ tốt hơn. Không còn di dân làm nô lệ vì sinh kế. Quan
hệ với các nước trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.
Sau khi có bức tường, tất cả những
người di cư bất hợp pháp đang ở HK sẽ được chính sách khoan hồng để trở thành
người có đầy đủ quyền công dân mà không còn ngại sẽ khuyến khích người mới xâm
nhập. Chống xây bức tường không phải là nhân đạo, bởi vì như thế là khuyến
khích người ta vượt biên và mãi miết sống chui nhủi sau khi vào HK. Thành phố
bảo hộ cho họ quyền như người công dân, trong khi họ chưa phải. Có quyền lợi mà
không có trách nhiệm ràng buộc thì tội phạm sẽ gia tăng. Còn tệ hại hơn nữa bởi
ngân sách ngày càng cạn kiệt và thuế sẽ tiếp tục tăng, túi người dân ngày càng
cạn. Trong khi biên giới chưa giải quyết, thành phố bảo hộ chính là khuyến
khích người ta tiếp tục tràn vào. Rốt cuộc chỉ là do số phiếu dự trữ mà
thôi.
5. Khủng bố: Ông Trump nói và đã dứt khoát làm nên. Khủng bố HG
cực đoan đã bị mất đất.
6. Cựu chiến Binh, từ lâu đã bị xem thường, ngay cả việc chăm
sóc sức khỏe cho họ cũng không được quan tâm đúng mức, đã để cho rất nhiều
người chờ đợi đến chết trưóc khi được chữa bệnh. TT Trump đã đặt vấn đề lên một
trong những ưu tiên hàng đầu. Và ông đã ký lệnh cải tiến.
7. Chiến tranh thương mại.
Từ lâu các hiệp ước thương mại đã bị
các nước đối tác lợi dụng. TQ đã tha hồ thao túng và làm giàu trong mấy chục
năm qua kể từ khi vào WTO (2001). Trong khi vận động, ông Trump đã đe rằng sẽ
đối đầu với TQ. về mậu dịch. Sau khi thắng cử, TT Trump gặp Tập Cận Bình thì vỗ
vai khen ngợi và không quên nhắc đến tình hữu nghị. TTTT tha hồ được phen nhạo
báng thậm tệ. Vài cụ nhà báo tỵ nạn cũng chạy theo bồi thêm ít đòn. Nhưng có ai
hiểu rằng sau khi thắng cử, Donald Trump mới rõ là phải cầm đũa một mình với
mâm bát Obama để lại, cho nên chiến thuật phải thay đổi chút ít,
nhưng mục tiêu thì không.
TT Trump sang TQ được đón tiếp đúng
như đón lãnh đạo một cường quốc số một – khác hẳn Obama đáp máy bay vào TQ nhằm
lúc thảm đỏ đã bán hết. TQ đúng là bội bạc, lẽ ra họ phải biết ơn
Obama mới phải, bởi nhờ kế hoạch bốn cột mốc trong 8 năm của Obama đốt nóng, TQ
mới chạy đua nước rút đến thành công như hôm nay. Thứ nhất, tái cân
bằng Châu Á – Thái bình dương (“rebalance to Asia-Pacific”) tuyên bố
SẼ đem 60% lực lượng hải quân và không quân sang Thái bình dương, và để lại 20%
tại vị, còn 20% di động - TQ kể như được thông báo khẩn, lập tức gia tăng khả
năng quân sự. Thứ hai là thành lập TPP, loại trừ TQ. Thứ ba là điều mà bà
Clinton gọi là “quyền lực thông minh” (smart power), trong quan hệ ngoại giao,
lợi dụng sự xung đột giữa các nước trong vùng đối với TQ để đóng nêm hay chĩa
mũi dùi vào TQ. Thứ tư là tiếp tục liên lạc với TQ. Các điều này đã
thúc giục TQ đối đầu, nên lập ngay “Hợp tác kinh tế toàn diện trong khu
vực” (Regional Comprehensive Economic Partnership gọi tắt là
RCEP) và “Khu vực thương mại tự do Á châu Thái bình dương” (Free
Trade Area of the Asia-Pacific gọi tắt là FTAAP) cũng như “Một vòng
đai, một con đường” (One Belt, One Road), - thúc đẩy TQ dẫn đầu việc
thành lập ngân hàng phát triển BRICS và ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á.
Kết cuộc, sau 8 năm của Obama TQ đã rút ngắn khoảng cách cân bằng quyền lực với
HK. Lực lượng cân bằng đã đến, nhưng không mang lại hòa bình như lý thuyết mà
ngược lại nó đã mang đến chiến tranh!
Những diễn biến trên đây, khiến các
nước quanh vùng hoảng sợ ngã về phía TQ. Ngay cả đồng minh thân cận HK cũng sốt
ruột lúng túng không kém. Và đây chính là lý do TT Trump gấp rút thi hành chiến
lược xác định vai trò HK ở biển đông một cách quyết liệt bằng quân sự, kinh tế,
ngoại giao, ngay khi có cơ hội BH thử hoả tiễn. Rút chân khỏi TPP, ngoài yếu tố
kinh tế, còn giữ phần ảnh hưởng của kế hoạch thật sự độc lập của HK ở Biển đông
để đối đấu với TQ. Bình dân nghĩ thử xem, HK là nước mạnh có thể tự do tung
hoành như TQ, sao lại phải đút tay qua cửa số cho người ta khoá, không phải là
mạnh trở thành yếu sao? Ông Trump khen lãnh đạo TQ trước thế giới là
tránh xung đột trực diện, tránh sức mạnh do tự ái dân tộc khiến dân TQ đoàn kết
với chính quyền. Không Trách lãnh đạo TQ mà trách lãnh đạo của mình kém, nên đã
để cho người ta lợi dụng, là cách củng cố nền tảng cử tri ủng hộ tổng thống.
Bình dân thử nghĩ xem, một ná bắn mấy chim? Đã gọi là thương trường tự do, mình
dở thì phải chịu, đâu có lý gì đổ cho người ta. Đây là cách rất khéo dùng sự
thật. Nhưng chiến lược vẫn phải triển khai. Bàn cờ vẫn tiếp tục đánh và cuộc
chiến với TQ nếu không là quân sự thì nhất định phải là kinh tế. Bình dân nghĩ
xem HK còn tránh đi đâu?
Ông Trump chẳng cần lời khen của
TTTT, thì lời gièm xiểm có có giá trị gì, đối với “bình dân”. Riêng những kẻ
hẹp hòi, chắc chắn phải tự thấy xấu hổ, là điều không tránh khỏi.
Đến hiệp ước NAPTA, ông Trump đã nói
từ khi tranh cử. Dĩ nhiên ông đã biết nhược điểm tương tự như WTO, là HK đã bị
thiệt thòi từ quá lâu. Nếu không thì hết việc làm hay sao mà lại bàn chuyện
phiếm. Đâu có bình dân nào phản đối việc làm có lợi cho đất nước. Chỉ có TTTT
mới nhắm mắt, cái gì cũng lắc đầu, phun nước bọt, ngay cả tiền cắt giảm thuế
vào túi cũng tìm cách nói ngã, nói nghiêng. Đâu có lẽ nào đứng, ngồi bên trái
thì cái gì cũng phải làm trái mới được!
Ông Trump xuất đầu lộ diện để nhận
chữ “THỜI” không phải là được thời an hưởng quyền lực và bỗng lộc như người ta
quen nghĩ - tưởng, mà là lãnh một sứ mệnh to lớn vô cùng. Như đúng thời, đúng
lúc hồn thiêng đất nước này giao cho. Hãy nhìn xem! Bên ngoài Từ Iran, Syria
đến TQ, Biển đông, Bắc Hàn, Iran, Syria… đến những vấn đề trong nước như di dân
hợp pháp hay bất hợp pháp, DACA, bảo hiểm y tế, thuế má, nợ nần, công ăn việc
làm, văn hoá, giá trị gia đình, đoàn kết quốc gia, sửa lại hệ thống công quyền
đã bị hỏng, vân vân … Tất cả, - tất cả đều đã đến đỉnh điểm phải thay đổi –
không thay đổi không được. Đây chính là cái “thời” có một không hai của một
cuộc cách mạng – cách mạng về nguồn của nền tự do tư bản mà ông Trump phải gánh
vác.
Bình dân nghĩ xem, có nên cầu nguyện cho ông TT này thành công không?
Vĩnh
tường
_________________
Xin lỗi qúi độc giả bài viết đã cập nhật thành hai bài khác nhau:
1. Donald Trump và Cuộc Cách Mạng Về Nguồn
2. Donald Trump và Chữ Thời
No comments