Bộ Trưởng Quốc Phòng Jame Mattis Nói: "Không Đi Đâu Cả"
'Không đi đâu cả’: Mad Dog nói loại bỏ quân đội trên bán đảo
Triều Tiên không nằm trong điều kiện thương lượng.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis phát biểu hôm Chủ nhật rằng
khoảng 28.000 lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc sẽ "không đi đâu cả".
Ông Mattis nói với các phóng viên trên máy bay của mình trong
khi trở về từ cuộc đối thoại Shangdi-la ở Singapore vào cuối tuần trước: “Tôi lặp
lại lần nữa, tôi không làm tin tức ở đây, y cứ như thế - chúng ta sẽ không đi
đâu cả. Đây thậm chí không phải là một chủ đề trong các cuộc thảo luận”
Ông nói tiếp: "Bạn biết đấy, rõ ràng là (quân đội) đang
ở đó vì điều kiện an ninh cách đây 10 năm, năm năm trước, năm nay,".
"Nếu năm năm nữa tính từ thời điểm hiện tại, 10 năm nữa,
nó có thể được xem xét, đó sẽ là giữa một nền dân chủ được gọi là Hàn Quốc và một
nền dân chủ được gọi là Hoa Kỳ."
Về các cuộc đàm phán sắp tới được dự đoán giữa Tổng thống
Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, Mattis cho biết dự đoán
chuyến đi sẽ “gập ghềnh”.
Ông nhấn mạnh rằng "tất cả các cuộc đàm phán đều gập ghềnh."
Mattis đã gặp một số đồng nghiệp của mình từ khu vực Ấn độ-Thái
Bình Dương trong khi tham dự Đối thoại Shangdi-la.
Ông truyền đạt: "Trong
hầu hết các cuộc thảo luận của tôi, mà đó là một sự thông thường đáng ngạc
nhiên, bạn biết đấy, về việc thu dọn hoàn toàn có thể xác nhận và không thể đảo
ngược một loại vũ khí nguyên tử, hủy diệt hàng loạt (WMD).”
Mattis nói với những người tham dự tại cuộc họp thường niên
về tầm quan trọng của sự thống nhất còn lại trong các cuộc đàm phán.
Ông nói, "Chúng
ta phải thận trọng và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các nghị quyết của
Hội đồng Bảo an LHQ về Bắc Triều Tiên" trong suốt các cuộc đàm phán.
Tháng trước, TT Trump đã nói với các phóng viên rằng, việc
giảm số lượng quân
đội Mỹ tại Hàn Quốc là " “tuyệt đối không phải là điều kiện." (“not on the table, absolutely.”)
Ông đã nói thêm, "Tại
một thời điểm nào đó trong tương lai, tôi muốn tiết kiệm tiền" bằng
cách mang quân về nhà.
Hoa Kỳ đã có quân đội đóng quân trên bán đảo Triều Tiên kể từ
khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1950.
Theo Heritage Foundation, con số cao nhất trong cuộc xung đột
vào khoảng 325.000.
Sức mạnh của quân đội nằm trong con số lên xuống từ 50.000 đến
60.000 trong những năm 1960 và thập niên 70, và sau đó giảm xuống còn 40.000
vào những năm 1980 và tiếp tục giảm xuống còn 35.000 trong thập niên 1990.
Qua lời của bộ trưởng quốc
phòng, cho thấy chính phủ HK dưới sự lãnh
đạo của TT Trump, sẽ không lặp lại sai lầm của các người tiền nhiệm. Gọng kiềm
cấm vận vẫn giữ cho đến khi có kết quả hội nghị, và đặc biệt là yêu cầu HK rút
quân của HK ở Nam hàn kể như đã bị loại từ đầu. TC còn xúi dại nữa không? Nga và
TC đang loanh quanh lo chuẩn bị làm sao để hưởng lợi sao khi thượng đỉnh thành
công.
No comments